Muốn điều trị bệnh suy tim hiệu quả bạn không chỉ cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mà còn cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn.
Vậy làm thế nào để xây dựng một thực đơn khoa học cho người bệnh suy tim giúp giảm thiểu hậu quả cũng như ngăn ngừa bệnh, PV đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cung cấp thông tin tới độc giả.
Bệnh suy tim gây nguy hiểm như thế nào?
Bình thường, tim và hệ tuần hoàn luôn có sự điều chỉnh, thích nghi để đảm bảo cung cấp oxy đủ theo nhu cầu của cơ thể trong điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi tim bị suy, tim không còn đủ khả năng cung cấp oxy (máu) theo nhu cầu của cơ thể nữa.
Theo thống kê của bộ Y tế thì ở nước ta hàng năm có tới trên 60% bệnh nhân nội trú trong các khoa tim mạch bị suy tim ở các mức độ khác nhau. Tiên lượng của bệnh nhân bị suy tim là xấu khi bệnh nhân có nhiều biểu hiện trên lâm sàng hoặc các triệu chứng biểu hiện ngày một tăng dần lên. Suy tim để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bản thân người bệnh. Những người mắc bệnh suy tim thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức ngực, ho, khó thở,…; các triệu chứng này làm cho mọi hoạt động của người bệnh bị hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu tình trạng ấy kéo dài và không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Người bị suy tim nên tuyệt đối không ăn đồ ngọt.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, nguồn thực phẩm từ thực vật đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, giúp làm giảm nguy cơ và đặc biệt tốt cho người bệnh tim. Dưới đây là những thực phẩm cực kỳ tốt cho những người bị bệnh tim mạch:
• Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nói chung và yến mạch nói riêng là những loại thực phẩm được xem là vàng cho hệ tim mạch. Lượng dưỡng chất và chất xơ trong thành phần của ngũ cốc có tác dụng điều hòa lượng cholesterol và giảm lượng mỡ có trong máu.
• Cá
Sau ngũ cốc thì cá là loại thực phẩm được xếp ở vị trí thứ hai, cá cung cấp cho người bệnh một lượng axit béo omega 3 và ngăn ngừa kết dính các tiểu cầu, làm ngăn ngừa nguy cơ máu bị đông và tắc nghẽn mạch, giúp cho hệ tuần hoàn máu tốt hơn.
Ăn nhiều cá có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như đau tim, đau thắt ngực và vỡ mạch máu…
• Trà xanh
Trong thành phần của trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cực tốt. Nếu như sử dụng trà xanh với một lượng vừa phải, không lạm dụng thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa những bệnh liên quan đến tim mạch và ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ đến 50%.
• Rau xanh
Trong bữa cơm hàng ngày chắc chắn không thể nào thiếu được các loại rau xanh, đặc biệt là cải. Cải có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch,ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
• Hoa quả tốt cho tim mạch
Hoa quả có tác dụng cung cấp lượng đường từ tự nhiên cho cơ thể và làm hạ huyết áp và lượng cholesterol, duy trì ổn định máu và hoạt động của tim. Cụ thể một số loại hoa quả tốt cho tim mạch như chuối, cà chua,…
Trên đây là lời khuyên của bác sĩ, giảng viên đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dành cho bệnh nhân bị suy tim.
Với người bị suy tim nặng nên kiêng những thực phẩm như thế nào để tránh làm cho bệnh xấu đi?
Bệnh nhân tim mạch nên tránh những thực phẩm dưới đây nếu không muốn bệnh nặng thêm:
• Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ như chiên xào, hấp thu quá nhiều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol dễ dẫn đến những bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến, xơ vữa động mạch…
Đây là thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh suy tim mà bạn cần lưu ý.
• Rượu bia và thuốc lá
Rượu bia và thuốc lá là những chất vô cùng độc hại cho cơ thể, đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thì lại càng không nên sử dụng. Chính những chất độc hại trong đó sẽ làm tắc nghẽn tĩnh mạch, ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn máu.
• Hạn chế ăn mặn
Hạn chế ăn mặn sẽ giúp ích cho những bệnh nhân đang có vấn đề về huyết áp, suy tim… Hạn chế ăn mặn có nghĩa là trong thành phần thức ăn, gia vị,… chúng ta nên giảm lượng muối lại. Có thể sẽ khó chịu trong thời gian đầu nhưng về sau có thể quen dần với chế độ ăn như vậy.
• Thịt đỏ
Người mắc bệnh về tim mạch nên hạn chế tối đa các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, vú dê,… vì những loại này có chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.