Thiền là bài tập có khả năng dẫn dắt bạn sử dụng hơi thở để đưa cơ thể và tâm trí vào trạng thái thư giãn. Ngồi thiền đúng cách sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần, giúp chúng ta có được tinh thần sáng suốt. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách ngồi thiền đúng chuẩn, giúp cho bạn đạt được hiệu quả cao khi thiền.
Ngồi thiền đúng cách sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần
Ngồi thiền là gì?
Ngồi thiền được biết đến là phương pháp giúp tâm chúng ta đi vào trạng thái tĩnh lặng, loại bỏ luồng suy nghĩ lộn xộn – nhân tố chính khiến cho tình trạng lo âu và căng thẳng cực độ xảy ra. Nói cách khác, ngồi thiền được xem là giải pháp quản trị tâm của mình, đưa tâm của bản thân trở về với sự an yên và an định.
Tác dụng của ngồi thiền là giúp cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả. Hầu như mọi lo âu, phiền não hay căng thẳng đều sẽ được giải tỏa sau khoảng thời gian ngồi thiền. Hơn nữa, phương pháp này cũng sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo, tập trung và tưởng tượng, giúp đầu óc được mở mang. Qua đó, bạn có được nhiều sáng kiến mới mẻ hơn trong học tập và công việc. Từ đó mà hiệu suất học hành và công việc được nâng cao thấy rõ.
Một số lợi ích việc ngồi thiền mang lại
Thiền tạo ra những thay đổi tích cực rất thực tế, rất rõ ràng trong cuộc sống. Những thay đổi này không chỉ trong đầu bạn mà thiền còn được khoa học chứng minh là có thể thúc đẩy sức khỏe tinh thần và thể chất. Dưới đây là một số lợi ích của thiền cho người mới bắt đầu
Giúp giảm đau
Ngồi thiền có tác dụng gì? Não bộ có các hóa chất giảm đau tự nhiên gọi là opioid. Có nhiều loại thuốc giảm đau kích hoạt hóa chất này đưa vào não. Tuy nhiên, điều này có tác dụng phụ là tàn phá như nghiện và cai nghiện. Mặt khác, thiền sẽ giúp giảm đau mà không giải phóng các chất hóa học này.
Giảm huyết áp
Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao, là một trong những tình trạng nguy hiểm chết người. Việc giữ huyết áp trong tầm kiểm soát là điều rất quan trọng để có một sức khỏe tốt cũng như ngăn ngừa đột quỵ não cấp, đau tim và bệnh tim mạch chuyển hóa. Thiền là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giữ huyết áp trong tầm kiểm soát.
Cải thiện lo âu và trầm cảm
Lo lắng và trầm cảm là vấn đề thường gặp ở mọi độ tuổi, các nhà khoa học đang tuyệt vọng để tìm ra phương pháp chữa bệnh mà không kèm theo các tác dụng phụ. Gần năm mươi nghiên cứu sau đó, các nhà nghiên cứu đã đi đến một kết luận rằng thiền định có thể giúp làm giảm bớt lo lắng và trầm cảm.
Giúp bạn bỏ các thói quen xấu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc là một trong những điều tồi tệ nhất mà bạn có thể gây ra cho sức khỏe của mình, tuy nhiên nhiều người vẫn nghiện và không có hy vọng bỏ thuốc. Luyện tập thói quen thiền định sẽ giúp bạn có gần 90% cơ hội ngừng hút thuốc và không bao giờ tái nghiện.
Giúp tinh thần thoải mái và cải thiện cuộc sống tốt hơn
Ngồi thiền có tác dụng gì? Ngay cả khi bạn không theo tôn giáo, thiền định cũng sẽ giúp mang lại cho bạn cảm giác có vị trí trong thế giới, giúp bạn đối phó với những tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Thiền được khoa học nghiên cứu và chứng minh rằng nó có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Thiền tạo ra những thay đổi tích cực rất thực tế, rất rõ ràng trong cuộc sống
Hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu
Cách ngồi thiền đúng nhất là như thế nào? Ngồi thiền không chỉ là ngồi thư giãn mà còn cần tuân thủ một số nguyên tác nhất định. Để có thể phát huy tối đa những công dụng mà phương pháp ngồi thiền mang lại, bạn cần thực hiện cách ngồi thiền đúng cách sau:
Điều chỉnh tư thế ngồi thiền
Việc điều chỉnh tư thế ngồi thiền đúng cách giúp bạn dễ dàng đi sâu vào thế giới thiền. Bạn có thể tùy ý chọn vị trí ngồi thiền yêu thích, tuy nhiên cần đảm bảo không gian xung quanh được tĩnh lặng và tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Bạn có thể lựa chọn ngồi thiền trên đệm, gối, ghế hoặc khăn tay,… Để có tư thế ngồi thiền chuẩn nhất thì ngồi trên 1 mặt phẳng là sự lựa chọn tốt nhất.
Một số tư thế ngồi thiền bạn có thể tham khảo như sau:
- Tư thế xếp bằng: Đây là tư thế phù hợp dành cho người mới tập. Khi ngồi, bạn cần giữ lưng thẳng để cột sống không bị chùn hoặc ngã người về phía trước. Thả lỏng tay trên đầu gối hoặc đan tay vào nhau sau đó đặt ngửa trên chân.
- Tư thế bán già: Tương tự tư thế xếp bằng, tuy nhiên một chân sẽ gác lên đùi chân kia. Trước khi ngồi tư thế này, bạn nên tập các bài tập khởi động cho cơ đùi, háng và cổ chân để ngồi được thoải mái hơn.
- Tư thế kiết già (tư thế hoa sen): Đây là tư thế chuẩn của ngồi thiền, bạn dùng tay nắm bàn chân phải sau đó để lên đùi chân trái và tiếp tục nắm bàn chân trái để lên đùi phải, gót chân ép sát vào bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Nếu mới tập ngồi thiền thì không nên chọn tư thế này.
Tư thế hoa sen là tư thế chuẩn của ngồi thiền
Thở thật chậm và sâu
Hít thở sâu là điều cực kỳ quan trọng khi ngồi thiền. Các bài tập hít thở sâu sẽ giúp cơ thể và tâm trí thoải mái, đồng thời giúp cải thiện sự tập trung.
Đừng ép bản thân phải thở mà hãy để hơi thở đến một cách tự nhiên. Sau đó từ từ hít thở một cách chậm rãi, hơi thở ra gấp đôi hơi hít vào. Hơn nữa, bạn cũng có thể luyện tập bài tập thở pranayama theo hướng dẫn sau:
- Với bàn tay phải, gập các đầu ngón giữa và ngón trỏ lại, ngón đeo nhẫn và ngón út vào lỗ mũi trái, ngón tay cái vào lỗ mũi bên phải.
- Ấn ngón tay cái vào lỗ mũi bên phải sau đó hít thở qua bên trái.
- Ấn vào lỗ mũi trái và thở qua bên phải.
- Đổi bên và làm tương tự.
Luyện tập bài tập thở trong Yoga
Cảm nhận những thay đổi trong tiềm thức
Trong trạng thái hít thở sâu, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh và thư thái. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã thực hiện đúng cách ngồi thiền. Điều cần làm lúc này là đưa sự tập trung của mình vào hơi thở. Ý thức rằng, mỗi hơi thở đang đi vào từ khoang mũi, bạn sẽ cảm nhận được từng hơi thở đang được đưa ra từ miệng.
Tiếp tục tập trung vào hơi thở càng lâu càng tốt. Nếu thấy tâm trí đang chệch khỏi hơi thở, hãy từ từ chậm rãi mang nó trở lại. Điều này thường xuyên xảy ra và bạn cần kịp thời nhận ra để điều chỉnh.
Đối với những lần đầu tiên tập thiền yoga, hãy cho phép bản thân nhận ra những điều đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Khi nhận ra, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ và bắt đầu tập trung hơn. Ngoài ra, khi mới bắt đầu, bạn có thể sẽ khó để ngồi im trong vài phút,lúc này, bạn có thể chuyển sự chú ý của mình qua các mục tiêu sau:
- Một dấu chấm trên tờ giấy
- Các điểm trung tâm của viên gạch
- Các thiết kế trong tấm lót trên sàn.
Kết thúc quá trình thiền định
Sau khi thiền xong, quá trình xả thiền cũng hết sức quan trọng. Bạn cần xả thiền đúng cách để tránh các tác động không mong muốn. Lưu ý, không nên đứng lên ngay sau khi kết thúc quá trình thiền.
Bạn nên thực hiện một số động tác vận động nhẹ trước khi đứng lên. Dùng 2 bàn tay cọ xát vào nhau, sau khi tay ấm dần lên, hãy xoa nhẹ lên vùng mắt. Vuốt nhẹ nhàng dọc theo sống mũi đến cằm và 2 bên vành tai. Bóp chân và xoay cổ, lưng, hông để giúp giãn cơ và lưu thông khí huyết.
Trong trạng thái hít thở sâu trong thiền giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thư thái
Một số lưu ý khi bắt đầu thiền định
- Lựa chọn không gian thiền phù hợp: Bạn nên lựa chọn một không gian thiền yên tĩnh và trong lành để không bị làm phiền trong khi đang thiền
- Gắn bó với một phương pháp: Thay vì thử nhiều bài thiền mới mỗi ngày, tốt nhất bạn nên chọn một loại thiền và gắn bó với nó ít nhất một tháng. Sau đó nếu bạn thấy nó không phù hợp với mình, hãy khám phá điều gì đó khác.
- Kiên nhẫn với bản thân: Thiền định không phải là phương pháp thần kỳ, mà là một tiến trình kéo dài. Do đó bạn nên gắng tập thiền hàng ngày, từ từ bạn sẽ nhận ra rằng trạng thái bình thản và yên bình đang phát triển dần trong bạn.
- Ăn nhẹ trước khi ngồi thiền: Bạn không nên để bụng đói khi thiền, vì sẽ khiến bạn bị mất tập trung cũng như cảm thấy không thoải mái nếu đói bụng. Do đó, nên bổ sung đồ ăn nhẹ trước khi thiền. Lưu ý tránh ăn quá no bởi sẽ gây ra áp lực trong lúc thiền.
Thiền là phương pháp giúp chữa lành tâm hồn và cải thiện tâm trạng vô cùng hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn rõ hơn về cách ngồi thiền đúng nhất cũng như phù hợp nhất với mình. Để chắc chắn rằng việc thiền được đúng kỹ thuật, bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn những trung tâm thể hình uy tín để có thể được hướng dẫn kỹ càng hơn về phương pháp này.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.