More
    HomeSống KhỏeNấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì cho mau khỏi?

    Nấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì cho mau khỏi?

    - Advertisement -spot_img


    Nấm lưỡi hay còn gọi là bệnh nấm miệng, tưa miệng… được biết đến cho nấm Candida gây ra. Bệnh đem đến nhiều bất tiện trong cuộc sống của trẻ, mẹ cũng như các thành viên trong gia đình. Không những thế, nấm lưỡi là bệnh rất dễ tái phát, nguyên nhân là do chủng nấm này luôn tồn tại xung quanh chúng ta, khi đủ các yếu tố thuận lợi, chúng có thể tiếp tục tấn công và gây hại đến trẻ khi có “cơ hội”. Do đó, việc đảm bảo một sức khỏe tốt, hệ miễn dịch được tăng cường, góp phần rất lớn vào việc phòng bệnh cũng như ngăn chặn bệnh tái nhiễm.

    Bên cạnh đó, bệnh nấm lưỡi ở trẻ nếu không được phát hiện cũng như điều trị đúng cách và kịp thời, nguy cơ biến chứng và khó điều trị dứt điểm cũng rất cao. Khi trẻ có dấu hiệu bị nấm lưỡi, ngoài việc áp dụng đúng hưỡng dẫn của bác sĩ điều trị, các mẹ có thể tham khảo những điều lưu ý về việc kiêng khem qua vài viết dưới đây để bệnh nấm lưỡi được đẩy nhanh quá trình hồi phục.

    Nấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì cho mau khỏi?1 Bệnh nấm lưỡi ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị, sẽ có nguy cơ biến chứng

    Nấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì cho mau khỏi?

    Bệnh nấm lưỡi gây ra nhiều bất tiện trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng chế độ ăn uống hợp lý khi trẻ bị nấm lưỡi, cũng có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhanh chóng. Hơn thế nữa, chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, ảnh hưởng tích cực đến sự cân bằng vi sinh trong cơ thể. Một chế độ ăn không lành mạnh, có thể làm mất sự cân bằng và dẫn đến nấm lưỡi. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần kiêng khi trẻ bị nấm lưỡi mà bố mẹ có thể tham khảo:

    Xem thêm  Những điều cần biết về chỉ số thiếu máu ở trẻ em

    Trẻ bị nấm lưỡi nên kiêng thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường

    Đường được xem là nguồn thức ăn ưa thích của loại nấm khuẩn Candida. Không những thế, tinh bột khi nhai cũng sẽ được enzyme có trong nước bọt phân cắt thành đường. Do đó, ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc tinh bột sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men này phát triển mạnh mẽ.

    Nấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì cho mau khỏi?2 Trẻ bị nấm lưỡi nên kiêng thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường

    Trẻ bị nấm lưỡi kiêng ăn hải sản

    Một số hải sản sẽ có tác dụng phụ gây dị ứng, làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Điều này sẽ làm nghiêm trọng các triệu chứng ngứa, nóng rát tại họng, miệng, lưỡi… đặc biệt khi trẻ đang bị nấm lưỡi. Những loại hải sản đặc biệt nên tránh trong trường hợp này là: Các loại cá biển, tôm, mực, cua, bạch tuộc và sứa…

    Kiêng đồ chứa quá nhiều chất béo

    Nấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì? Chất béo luôn có hai mặt trong dinh dưỡng nói chung. Đặc biệt, một số loại thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe con người luôn có trong đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn… sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chủng nấm Candida và làm bệnh nấm lưỡi ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.

    Trẻ bị nấm lưỡi nên kiêng đồ cay nóng

    Những thực phẩm cay nóng luôn khiến các vết thương, vét lở loét trở nên nghiêm trọng đặc biệt là ở miệng. Hơn thế nữa, những đồ ăn cay và nóng còn làm tăng nhiệt độ của cơ thể, giảm chức năng bài tiết độc tố của cơ quan gan, thận. Từ đó gia tăng các triệu chứng của nấm Candida.

    Xem thêm  Giải đáp câu hỏi: Chi phí mổ bướu cổ basedow là bao nhiêu?

    Nấm lưỡi ở trẻ nên ăn gì cho mau khỏi?

    Bên cạnh các loại thực phẩm cần tránh xa khi bị nấm lưỡi, phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn những thực phẩm sau đây với mục đích cải thiện tình trạng bệnh của trẻ:

    Trẻ bị nấm lưỡi nên được bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

    Vitamin C có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng chống được sự phát triển của vi nấm. Các loại thực phẩm giàu vitamin C được kể đến như: Ớt chuông, cam, bưởi, ổi, rau ngót, bông cải xanh…

    Nấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì cho mau khỏi?3 Trẻ bị nấm lưỡi nên được bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

    Trẻ bị nấm lưỡi nên ăn sữa chua

    Sữa chua không có tác dụng diệt nấm tuy nhiên chúng vẫn được dùng để hỗ trợ điều trị nấm lưỡi ở trẻ. Trong sữa chua, cung cấp nguồn lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể trẻ, giúp hệ vi sinh khoang miệng được thiết lập cân bằng. Từ đó, kìm hãm sự phát triển mạnh mẽ của nấm.

    Trẻ bị nấm lưỡi nên uống nước chanh

    Khi trẻ bị nấm lưỡi, các mẹ có thể pha 1 thìa nước cốt chanh với 1 ít nước ấm với mục đích cho trẻ súc miệng hoặc uống. Nước chanh có tính sát khuẩn rất cao, có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt được một số loại vi khuẩn, nấm gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ.

    Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi

    Khi trẻ bị nấm lưỡi, ngoài việc nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị nhanh chóng, tránh biến chứng nguy hiểm. Mẹ cũng nên lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ tại nhà nhằm hạn chế nguy cơ tái nhiễm. Cụ thể như sau:

    • Mẹ nên tăng cường, thường xuyên rửa thật sạch đồ chơi của trẻ mỗi ngày bằng nước nóng sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời.
    Nấm lưỡi ở trẻ kiêng ăn gì cho mau khỏi?4 Mẹ nên thường xuyên rửa thật sạch đồ chơi của trẻ mỗi ngày
    • Nên rửa tay trẻ thường xuyên đồng thời xây dựng cho con thói quen tự rửa tay, ít nhất nên rửa tay trước và sau khi ăn uống.
    • Bên cạnh đó, mẹ hướng dẫn cho con cách đánh răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ngủ dậy vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ nhằm hạn chế thức ăn thừa đọng lại trong miệng trẻ, là yếu tố nguy cơ gây ra nấm lưỡi ở trẻ.
    • Nấm Candida luôn tồn tại trong chúng ta, do đó, tuyệt đối không hôn miệng trẻ nhằm hạn chế lây nhiễm do hệ miễn dịch của một số trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
    • Đối với những mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, nên tăng cường vệ sinh ngực bằng nước ấm trước và sau khi cho trẻ bú.
    • Đối với những trẻ bú sữa công thức, nên vệ sinh bình sữa, búm ti thường xuyên với nước sôi.
    • Những vật dụng cá nhân của trẻ như: Đồ chơi, khăn, ly chén… cũng nên được rửa bằng nước nóng sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời.
    • Đối với những trẻ có thói quen ngậm ti giả, bố mẹ nên cân nhắc giảm thời gian hoặc nếu có thể nên cai ti giả cho các trẻ lớn, tránh việc ngậm quá lâu khiến cho vùng niêm mạc lưỡi và môi bị cọ xát, tổn thương… vi nấm rất dễ xâm nhập và gây bệnh.
    Xem thêm  Hôn mê tiểu đường là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân và triệu chứng

    Hoàng Yến

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img