Chắc hẳn chúng ta không xa lạ gì khi nhắc đến mụn nhọt. Chúng thường xuất hiện khi làn da của bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công và gây viêm nang lông diện rộng. Mụn nhọt gây đau nhức dữ dội hơn các loại mụn khác, đặc biệt nếu xuất hiện ở vị trí kín đáo trên cơ thể còn gây khó khăn trong hoạt động, sinh hoạt. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về mụn nhọt qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Mụn nhọt không đơn giản chỉ xuất hiện trên mặt như các loại mụn trứng cá, mụn bọc, mụn ẩn,… mà xuất hiện ở bất cứ bộ phận ngoài da nào trên cơ thể. Nhọt thường là các vết đỏ sưng to, gây đau nhức nghiêm trọng và cần được quan tâm chăm sóc kỹ hơn.
Giai đoạn đầu, mụn nhọt là những vết nốt, sờ vào mềm mềm nhưng nhô lên khỏi bề mặt da và có màu đỏ. Qua 1 – 2 ngày các vết tổn thương này phát triển to hơn và có thể xuất hiện ngòi mủ bên trong. Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ cảm thấy đau và khó chịu kể cả khi không chạm vào. Đợi đến khi nhọt to đến cực đại thì sẽ vỡ ra phần mủ trắng, da sẽ từ từ được phục hồi.
Tuy nhiên vì nhọt này không xuất hiện ở những nơi dễ thấy mà xuất hiện ở những khu vực nhạy cảm như nách, sau cổ, mông, đùi – những vị trí tiết nhiều mồ hôi và thường bị quần áo cọ xát, vì thế nên sẽ khó khăn hơn cho người bệnh khi muốn điều trị mụn nhọt sao cho lành bệnh sớm.
Triệu chứng
Mụn nhọt có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường thấy ở mụn nhọt ở mặt, lưng, sau cổ, nách, đùi và mông, đặc biệt mụn nhọt ở mông có mủ sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày. Nếu bị nổi mụn nhọt, bạn có thể gặp phải các dấu hiệu sau:
- Các nốt mụn nhọt sưng to đau nhức, ban đầu có kích thước nhỏ và tăng dần lên đến hơn 5cm
- Vùng da quanh nốt nhọt bị đỏ, mụn nhọt ở lưng
- Kích thước của nốt sưng này tăng lên trong vài ngày, bên trong chứa đầy mủ
- Nhìn thấy đầu trắng trên nốt mụn sưng, cuối cùng sẽ vỡ và dịch bên trong chảy ra ngoài
- Hầu hết các nhọt đều tự vỡ để dịch mủ bên trong chảy hết ra ngoài mà không để lại sẹo trên da. Quá trình này thường mất từ 2 ngày đến 3 tuần, tùy trường hợp.
Nguyên nhân
- Vài loại nhọt có thể do lông đang phát triển bên trong.
- Mụn có thể hình thành như là hậu quả của mảnh vụn hoặc vật lạ khác bám ở da.
- Mụn do các tuyến mồ hôi bị tắc trở nên nhiễm trùng.
Đối tượng nguy cơ
Những người có vấn đề sức khỏe sau đây dễ bị mụn nhọt hơn:
- Bệnh tiểu đường
- Hệ thống miễn dịch kém.
- Dinh dưỡng kém.
- Vệ sinh kém.
- Tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng da mạnh.
Chẩn đoán
Ngoài những biểu hiện có thể nhận biết như đã kể trên bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán thêm như:
- Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.
- Máu lắng tăng.
- Procalcitonin có thể tăng, nhất là ở những người bệnh có nhiều tổn thương.
- Xét nghiệm mô bệnh học: Ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
- Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.
Phòng ngừa bệnh
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dịu nhẹ hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn để ngăn cản tay đưa vi khuẩn lên mặt.
- Che vết thương hở bằng băng gạc, tránh cho vết thương không bị nhiễm trùng.
- Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, ga trải giường, dao cạo râu, quần áo, dụng cụ thể thao và các vật dụng cá nhân khác.
- Hãy giặt khăn tắm và khăn trải giường của người bị nhọt bằng chất tẩy rửa và nước nóng có pha thêm thuốc tẩy, sau đó sấy khô bằng máy sấy nóng.
Điều trị như thế nào?
Các loại thuốc rất phổ biến trong việc điều trị mụn nhọt bao gồm benzoyl oxy, salicylic acid, và các thuốc sát khuẩn như triclosan dạng kem và gel bôi.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về mụn nhọt. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.