Chấn thương sọ não là tình trạng bị vật cứng tác động mạnh vào đầu hoặc đầu va mạnh vào một vật thể cứng nào đó. Các vết thương xuyên qua sọ như vết thương do súng bắn hoặc vết thương không xuyên thấu như bị đập vào đầu trong một vụ tai nạn xe hơi,… thì đều có thể dẫn đến chấn thương sọ não. Chấn thương sọ não nhẹ có thể ảnh hưởng tạm thời đến các tế bào não. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bầm tím, rách các mô, chảy máu và các tổn thương thực thể khác cho não. Trường hợp bị chấn thương sọ não nặng có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài hoặc tử vong.
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não nặng
Các nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não bao gồm:
- Ngã: Ngã từ giường hoặc leo thang, khi đi xuống cầu thang, trong bồn tắm … là nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương sọ não nói chung, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ.
Chấn thương sọ não do té ngã
- Tai nạn giao thông: Va chạm liên quan đến ô tô, xe máy hoặc xe đạp và người đi bộ là những nguyên nhân phổ biến của chấn thương sọ não.
- Bạo lực: Những vết thương do súng bắn, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em và các vụ tấn công khác là những nguyên nhân phổ biến trong nhóm này. Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken baby syndrome – SBS) là chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh do người lớn rung lắc trẻ rất mạnh.
Chấn thương sọ não ở trẻ sơ sinh do người lớn rung lắc trẻ rất mạnh.
- Các chấn thương trong thể thao: Chấn thương sọ não có thể do chấn thương từ một số môn thể thao như bóng đá, đấm bốc, bóng đá, bóng chày, trượt ván, khúc côn cầu và các môn thể thao tác động mạnh hoặc mang tính đối kháng khác. Đây là đặc biệt phổ biến ở tuổi thanh thiếu niên dẫn đến chấn thương sọ não.
- Vụ nổ và các thương tích chiến đấu khác: Vụ nổ là một nguyên nhân phổ biến của chấn thương sọ não ở các nhân viên quân sự đang hoạt động. Mặc dù thiệt hại xảy ra chưa được hiểu rõ, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sóng áp lực đi qua não làm gián đoạn đáng kể chức năng não.
- Chấn thương sọ não cũng là kết quả của những vết thương xuyên thấu: Những cú đánh mạnh vào đầu bằng mảnh đạn hoặc mảnh vụn, và ngã hoặc va chạm cơ thể với các vật thể sau vụ nổ.
Dấu hiệu nhận biết
Chấn thương sọ não có thể nguy hiểm hơn các triệu chứng mà nó thể hiện, vì thế không nên chủ quan, khi có những dấu hiệu sau bạn cần trở lại bệnh viện ngay:
- Nhức đầu dai dẳng
- Trầm cảm
- Lo âu, sợ hãi, kích thích
- Thay đổi tính tình, tính cách, tâm thần trì trệ
- Có chảy dịch trong qua tai, mũi
- Ngủ nhiều
- Ói mửa, động kinh
- Giảm: nghe, ngửi mùi
- Trí nhớ giảm
- Nhịp thở khác thường, sốt >38oC
Đau đầu dai dẳng do chấn thương sọ não
Phương pháp chẩn đoán chấn thương sọ não nặng
Chẩn đoán hình ảnh cho phép bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc bên trong sọ não và não bộ của người bệnh, từ đó đánh giá các tổn thương như: nứt sọ, chảy máu não, bầm não, u não, tụ máu não,…
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường áp dụng trong chẩn đoán chấn thương ở sọ não gồm:
- Chụp CT
Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính tiên tiến cho kết quả nhanh, hình ảnh khá chi tiết nên thường được chỉ định thực hiện ngay trong cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não. Các tổn thương như nứt sọ não, chảy máu trong não, phù não, bầm tím mô não hay khối máu tụ,… sẽ được phát hiện.
Hình ảnh cắt lớp vi tính chấn thương sọ não
- Chụp MRI
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ dựa trên cơ chế hoàn toàn khác với chụp CT hay X-quang, phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến trong môi trường từ trường mạnh. Hình ảnh mà chụp MRI đưa ra vô cùng chi tiết và rõ nét, kể cả cấu trúc xương lẫn hình ảnh mô mềm. Tuy nhiên thời gian thực hiện và nhận kết quả khi chụp MRI khá lâu nên không thích hợp trong cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não mà dùng để đánh giá tổn thương, đặc biệt là tổn thương mô mềm để điều trị, ngừa biến chứng.
- Kiểm tra đánh giá thần kinh
Sử dụng Thang điểm Glasgow (GCS) để đánh giá tình trạng hôn mê và suy giảm ý thức của người bệnh. Thực hiện kiểm tra trí nhớ, tư duy, chức năng vận động (thăng bằng, phản xạ và phối hợp) và các chức năng cảm giác (thính giác và thị giác) của người bệnh.
Sử dụng Thang điểm Glasgow (GCS) để đánh giá tình trạng ý thức của bệnh nhân
Chấn thương sọ não nặng là một tình trạng y tế nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các phương pháp chẩn đoán chấn thương sọ não nặng.
Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và nâng cao khả năng hồi phục cho người bệnh. Hãy luôn chú ý đến các triệu chứng bất thường và kịp thời tìm đến sự hỗ trợ y tế khi cần thiết.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.