Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất, đặc biệt là trong cộng đồng quan hệ đồng giới nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh, nhận thức và hiểu biết về cách phòng ngừa và điều trị giang mai là vô cùng quan trọng.
Giang mai là gì ?
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh này có thể tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng ban đầu của giang mai thường rất nhẹ và có thể dễ dàng bị bỏ qua, làm tăng nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng.
Bệnh giang mai thường có những dấu hiệu như: nổi hồng ban nhạt như màu hoa đào, hồng ban tróc vảy ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng không đau hay ngứa, xuất hiện vài ngày rồi tự biến mất; có vết loét không đau kích thước 2-4 cm ở niêm mạc miệng, bộ phận sinh dục; rụng tóc, sốt, đau họng, nhức mỏi toàn thân… cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu hoặc nam khoa, sản phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những người có yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh, nếu nghi ngờ nên chủ động đến bệnh viện sớm.
Bệnh giang mai lây truyền như thế nào?
Bệnh Giang mai là căn bệnh phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc bệnh này có lây không? Và con đường lây của bệnh qua đường nào…., Cũng giống như những căn bệnh xã hội khác, bệnh này sẽ có thể lây từ người này qua người khác, cụ thể:
Lây qua đường quan hệ tình dục: Giang mai lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo và hậu môn như: Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Lây nhiễm giang mai qua đường máu: Bằng tất cả các hình thức tiêm truyền, tiêm chích lấy máu,…. Có xâm nhiễm vào cơ thể là điều kiện tốt để xoắn khuẩn giang mai tấn công, nếu mũi tiêm không được đảm bảo vô trùng. Ở cách lây nhiễm này, vi khuẩn giang mai sẽ tiềm ẩn trong mạch máu của bệnh nhân nhưng không có biểu hiện lâm sàng
Tuy nhiên, nếu như không có sự kiểm tra chặt chẽ, bệnh nhân có thể đi hiến máu và người được truyền máu cũng sẽ lây giang mai theo cách thức tương tự. Ngoài ra, giang mai cũng sẽ lây qua việc tiêm chích ma túy.
Lây qua đường tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai: Một số khả năng khác lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai chính là các tiếp xúc đối với đồ vật của bệnh nhân bị giang mai (như chăn gối, quần áo,…) có sự hiện diện của dịch tiết, mủ và máu của người bệnh.
Giang mai cũng có thể lây từ mẹ sang con: Giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ. Đây là loại lây truyền nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất của đứa bé, thậm chí gây tử vong.
Tại sao quan hệ đồng giới nam có nguy cơ mắc bệnh giang mai ?
Giang mai có thể xuất hiện ở nhiều nhóm đối tượng và có khả năng phát triển, đều ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ nam giới bị bệnh giang mai gần đây đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều này đã đánh lên hồi chuông báo động yêu cầu cấp thiết mỗi người cần có sự chuẩn bị đầy đủ kiến thức cơ bản liên quan đến giang mai.
Đối với nam giới, đối tượng thuộc xu hướng tính dục là đồng tính sẽ có khả năng mắc bệnh giang mai cao hơn. Theo thống kê từ CDC, có đến khoảng 60% bệnh nhân nam bị giang mai ở Hoa Kỳ đã xảy ra tình dục với nam giới hoặc với cả nam và nữ giới. Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang nhiễm HIV/AIDS, sự suy giảm miễn dịch do hội chứng này gây ra cũng khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nhiều.
Nguy cơ mắc bệnh giang mai ở nam giới quan hệ đồng giới cao hơn so với các nhóm khác do một số nguyên nhân sau:
- Tần suất quan hệ cao: Nam giới quan hệ đồng giới thường có tần suất quan hệ tình dục cao hơn, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai.
- Thiếu biện pháp bảo vệ: Không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng không đúng cách làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
- Nam giới thường có nhiều bạn tình: Có nhiều bạn tình và không thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng.
Ngoài ra, việc thiếu kiến thức và sự kỳ thị xã hội cũng góp phần làm tăng nguy cơ lây nhiễm giang mai trong cộng đồng này.
Các biện pháp phòng ngừa
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh giang mai khi quan hệ đồng giới nam, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Sử dụng bao cao su: Sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ tình dục giúp giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
- Giảm số lượng bạn tình: Hạn chế số lượng bạn tình và duy trì mối quan hệ một vợ một chồng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tư vấn và giáo dục: Tăng cường nhận thức về bệnh giang mai và các biện pháp phòng ngừa thông qua các chương trình giáo dục và tư vấn. Truyền thông giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt là quần thể nguy cơ cao
Kết luận:
Giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nam giới quan hệ đồng giới cần đặc biệt lưu ý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mình. Việc sử dụng bao cao su, giảm số lượng bạn tình, kiểm tra sức khỏe định kỳ và tăng cường nhận thức về bệnh giang mai là những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Hãy luôn chủ động và cẩn trọng trong quan hệ tình dục để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.