Rối loạn lo âu là một bệnh lý thần kinh đang ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, hành vi và cuộc sống. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, bạn có thể kiểm soát chứng lo âu của mình và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thể là đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Do vậy cần theo dõi các triệu chứng của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.
Những triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện gồm:
- Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;
- Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được;
- Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ;
- Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi;
- Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần;
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân.
- Choáng váng, đau đầu kéo dài, buồn nôn: Các triệu chứng này xuất hiện nhiều và kéo dài sẽ làm giảm tự tin trong giao tiếp, cản trở công việc và quan hệ trong xã hội
- Rối loạn tiêu hóa: thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân: Khi tinh thần và cảm xúc thay đổi sẽ làm thay đổi khẩu vị. Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một số người bệnh có thể bị tăng cân một cách không kiểm soát, trong khi đó, số khác lại bị sụt cân;
- Rối loạn giấc ngủ: Do căng thẳng, lo lắng kéo dài, người bệnh sẽ liên tục thấy buồn ngủ hoặc thiếu ngủ. Tình trạng này để lâu cũng tác động lại đến sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần, khiến tâm lý không ổn định;
- Cảm thấy nghi ngờ bản thân: Đây cũng là một trong những triệu chứng rối loạn lo âu gây ra. Người bệnh thường tự đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn với chính bản thân và tình huống xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin vào chính bản thân.
Cách vượt qua chứng rối loạn âu lo
Điều trị hiệu quả nhất của rối loạn lo âu là điều trị kết hợp các liệu pháp tâm lý, điều trị thuốc. Việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian dù là điều trị với thuốc hay tâm lý.
- Liệu pháp tâm lý trị liệu: Tâm lý gia sẽ dành nhiều thời gian để hỗ trợ tâm lý cho bạn. Qua những cuộc trò chuyện tâm lý nhằm mục đích giúp bạn hiểu thêm về tình trạng của mình, những điều gì đang góp thành khó khăn cho bạn, khám phá bản thân qua đó tìm được hướng giải quyết phù hợp cho mình.
- Dùng thuốc: Điều trị thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn tùy tình hình của mỗi cá nhân. Bạn cần được thăm khám, để bác sĩ có thể xác định loại thuốc nào là phù hợp với bạn, và cần tái khám đều đặn để điều chỉnh liều phù hợp với tình hình thực tế của bạn.
- Để điều trị rối loạn lo âu, bạn cần sự hỗ trợ của những nhà chuyên môn (bác sĩ tâm thần, tâm lý gia…). Cùng với việc điều trị, có một số điều bạn có thể làm để tự giúp mình giảm nhẹ một số triệu chứng của rối loạn lo âu.
Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày: Có thể là 20 phút thư giãn hoặc một hoạt động nào đó giúp bạn cảm thấy thú vị, thoải mái, dễ chịu. - Tập thể dục (đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…): Tùy vào sức khỏe của bạn mà chọn hoạt động phù hợp. Hoạt động thể dục rất cần thiết, và hiệu quả đối với những người bị rối loạn lo âu.
- Chăm sóc giấc ngủ
- Tránh các thức uống có caffein, hoặc chất kích thích
- Tập luyện hít thở sâu
Những cách trên sẽ giúp bạn trang bị thêm giải pháp giúp bạn giải tỏa, giảm nhẹ căng thẳng. Tuy nhiên, thực tế không có những cách chung cho tất cả người bệnh, mà cần cá thể hóa. Có thể có người phù hợp với cách này, và bạn thì phù hợp với cách khác. Do đó, bạn có thể thử khám phá thêm các hoạt động khác giúp bạn thư giãn, dễ chịu, hoặc thảo luận với nhà tâm lý của bạn.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Rối loạn lo âu là một bệnh tâm thần nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng, di chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Khi nhận thấy bất cứ một dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh rối loạn lo âu, người bệnh nên chủ động đi khám với các bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy.
Biểu hiện của rối loạn lo âu gần giống với các bệnh tâm thần học khác, vì thế người bệnh rất khó phân biệt được. Trong lúc đó người bệnh cần đến sự tư vấn để lựa chọn được đúng bác sĩ và điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Kết luận
Vượt qua chứng rối loạn lo âu không phải là điều dễ dàng, nhưng với sự kiên nhẫn và hỗ trợ từ các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tinh thần của mình, nhận diện những dấu hiệu bất thường và đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tâm thần. Các phương pháp điều trị như liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc, và thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần của mình. Đồng thời, việc chăm sóc giấc ngủ, tập thể dục đều đặn, và tham gia các hoạt động thư giãn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục.