Kinh nguyệt ra ít là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở hầu hết chị em phụ nữ. Không phải người nào gặp tình trạng này đều là dấu hiệu của bệnh lý, nhưng nếu như bị kéo dài thì rất dễ gây hại cho sức khỏe cơ thể và khả năng sinh sản của phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, nội dung bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết.
Thế nào là kinh nguyệt ra ít?
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt đều diễn ra đều đặn hàng tháng, thời gian trung bình vào khoảng từ 3 đến 7 ngày với lượng máu ra khoảng 60 – 80ml. Nếu bạn phát hiện thấy có sự khác thường trong kì kinh hoặc với lượng chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba thì đó là kinh nguyệt ra ít.
Xem ngay: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt ra ít là hiện tượng máu kinh ra ít hơn so với thông thường
Tại sao kinh nguyệt ra ít?
Với tình trạng này thường do một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
Mang thai ngoài tử cung
Khi phụ nữ mang thai thường hay bị mất kinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp chị em mang thai trùng với ngày đến kinh có lượng máu ra rất ít, có sự khác biệt so với chu kỳ kinh nguyệt thông thường.
Lý do gây ra hiện tượng này có thể là vì mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng thụ tinh ngay bên ngoài tử cung nên thường ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của cả mẹ và bé nếu như không được xử lý kịp thời.
Khi mang thai ngoài tử cung thường sẽ có biểu hiện máu kinh ra ít.
Do tăng/giảm cân đột ngột
Đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên chu kỳ kinh nguyệt ngắn/dài khác thường. Việc tăng đột ngột cân nặng dẫn đến chất béo tích tụ nhiều hơn làm mất sự cân bằng hormone.
Mặt khác, việc ăn kiêng giảm cân quá mức cũng sẽ khiến cho cơ thể căng thẳng vì thiếu hụt calo, làm mất cân bằng hormone.
Do căng thẳng
Nếu sự căng thẳng diễn ra trong một thời gian dài thường làm biến đổi nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt ra ít. Căng thẳng ở đây là đang nói đến nhiều yếu tố gây nên sự căng thẳng trên toàn cơ thể con người.
Đối với tình trạng này thì cách khắc phục khá đơn giản, mọi người nên lưu ý cân bằng lại chế độ sinh hoạt ăn uống, thư giãn bản thân để điều hòa kinh nguyệt trở lại bình thường.
: Stress là gì? Nhận biết dấu hiệu bị stress và các cách vượt qua stress
Cơ thể căng thẳng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng
Do mắc bệnh cường giáp
Cường giáp tức là tuyến giáp vận động quá mức khiến cho cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Loại bệnh này chính là một trong những nguyên nhân làm cho kinh nguyệt ra ít cùng với tiểu nhiều, lo lắng, mệt mỏi,…
Do ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai
Việc dùng thuốc tránh thai, miếng dán, vòng nội tiết,… đều gây nên những tác dụng phụ khiến kinh nguyệt ra ít, sẫm màu, tệ nhất là mất kinh.
Bị buồng trứng đa nang
Rối loạn thay đổi hormone là tác nhân dẫn đến bệnh buồng trứng đa nang ở phụ nữ. Ở trên cơ thể sẽ có sự bất thường nồng độ hormone Androgen nam dẫn đến không thể rụng trứng nên kinh nguyệt ra ít, không đều hoặc vô kinh.
Buồng trứng đa nang là bệnh lý làm cho kinh ra ít hơn bình thường
Tuổi mãn kinh
Phụ nữ đang ở thời kỳ tiền mãn kinh thường rất dễ bị kinh nguyệt ra ít. Đây là hiện tượng tự nhiên và sẽ không gây ra bất kỳ lo ngại nào.
Hẹp cổ tử cung
Cổ tử cung bị hẹp cũng thường dẫn đến kinh nguyệt ra ít hơn bình thường. Khi hẹp ống cổ tử cung đồng nghĩa với việc máu kinh sẽ bị giữ lại trong tử cung rồi tiết ra từ từ dẫn đến hiện tượng này.
Tử cung có sẹo
Những ai đã từng trải qua việc nạo tử cung, nong tử cung đều có thể để lại sẹo gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt, trong đó là kinh nguyệt ra ít.
Mất nhiều máu trong và sau khi sinh
Một số trường hợp khi máu bị mất quá nhiều khiến cho cơ thể bị thiếu oxy. Điều này cũng làm ảnh hưởng xấu đến tuyến yên, làm cho hormone bị suy giảm và cũng ảnh hưởng tới sự điều hòa kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Việc ăn uống không được lành mạnh với rất nhiều chất dầu mỡ, đường, sữa béo ngọt làm tăng giảm cân nặng bất thường, hoặc ăn uống thiếu đạm, thiếu các vitamin như vitamin E, C, A dẫn đến cơ thể bị thiếu chất.
Chị em có thói quen ăn uống không lành mạnh dễ gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt ra ít có sao không? Có nguy hiểm không?
Chắc chắn là CÓ. Bởi vì, kinh ra ít là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của phụ nữ.
Mặc dù kinh ra ít không phải là dấu hiệu bệnh lý nhưng nếu như chúng diễn ra kéo dài, đều sẽ gây hại trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của bạn sau này. Tốt nhất là các chị em nên kiểm tra để phát hiện sớm đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Kinh nguyệt ra ít phải làm sao?
Muốn có được giải pháp khắc phục tốt nhất để giải quyết vấn đề kinh ra ít, thì tốt nhất nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành kiểm tra và tìm ra nguyên nhân sớm nhất.
Khi đã hiểu rõ được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ dựa vào đó để làm căn cứ tìm ra phương án xử lý thích hợp cho từng người, đồng thời người bệnh nên thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn mà họ đưa ra.
Cùng với đó, để khắc phục tối đa tình trạng này, các chị em cần:
Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Quan trọng nhất là vào những thời điểm trong kỳ kinh, hoặc trước và sau khi quan hệ.
Cung cấp đầy đủ máu và các chất dinh dữơng cho cơ thể, để khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít ở phụ nữ. Theo đó, các chị em cũng có thể bổ sung thêm sắt, vitamin qua tránh tiếp xúc với các chất dầu mỡ, chất kích thích và đồ ăn mặn.
Giữ gìn sống khoa học, thư thái sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Để làm được điều đó, các chị em cần thư giãn nhiều hơn, tránh lo âu, tập thể dục thường xuyên, uống nước đầy đủ, ngủ đủ giấc,…. Là sẽ có thể tránh được tình trạng kinh nguyệt ra ít, giúp kỳ kinh lưu thông trở lại bình thường.
Trên đây là những chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt ra ít. Hy vọng dựa vào những chia sẻ này sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình, để từ đó có phòng và điều trị các bệnh lý nếu có một cách kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
Ung Thư Cổ Tử Cung: 4 Dấu Hiệu Nhận Biết
7 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và dấu hiệu nhận biết
Để dễ thụ thai nên ăn gì
Có thai không nên ăn gì để có một thai kỳ khoẻ mạnh, tránh sảy thai?
Bật mí 14 dấu hiệu mang thai con trai được truyền tai nhau nhiều nhất
Ung Thư Tử Cung Có Chữa Được Không?
Xét Nghiệm CA 125 Sớm Phát Hiện Ung Thư Buồng Trứng
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.