Kinh nguyệt không đều là một trong những dấu hiệu phụ nữ thường lo lắng vì cho rằng điều này có thể dẫn đến các vấn đề vô sinh, hiếm muộn. Vậy thực tế kinh nguyệt không đều có sao không?
Kinh nguyệt không đều có gây vô sinh?
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của chị em phụ nữ khi đến tuổi dậy thì cho đến tuổi mãn kinh. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sức khỏe, chế độ ăn uống, môi trường làm việc…có thể dẫn đến hành kinh không đều ở những mức độ khác nhau. Thông thường, rất ít phụ nữ để ý đến chuyện kỳ kinh không đều nên không thăm khám và điều trị sớm.
Theo một thống kê gần đây, nhiều phụ nữ không thụ thai được ít nhiều đều có liên quan đến triệu chứng hành kinh không đều. Liệu có phải do hành kinh không đều mà dẫn đến hiện tượng không thụ thai? Thực tế, không phải do hành kinh không đều dẫn đến vô sinh mà do một số bệnh trong cơ thể khiến cho kinh nguyệt không đều và không thụ thai được, nói cách khác, việc hành kinh không đều là dấu hiệu nhận biết bạn có thể gặp vấn đề về thụ thai.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Có rất nhiều nguyên nhân dấn đến kinh nguyệt không đều. Phụ nữ với bệnh lý, ví dụ buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung, bệnh về tuyến giáp… thường có tình trạng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, các thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, thuốc… cũng có thể là nguyên chính khiến kinh nguyệt không đều.
-
- Rối loạn ăn uống, sụt cân quá nhanh, điều này sẽ có thể gây mất kinh và gây mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc. Đặc biệt việc sụt cân quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến việc sản sinh hormon liên quan đến quá trình rụng trứng.
-
- Sử dụng các loại thuốc: Thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hoá trị. Những loại thuốc này đôi khi sẽ có các tác dụng phụ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt: kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt ra nhiều, bị chậm kinh,…
-
- Đặc biệt, sử dụng thuốc tránh thai sẽ rất dễ gây nên rối loạn kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc cao huyết áp, thuốc trị tiểu đường cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt.
Để tìm hiếu chính xác được nguyên nhân, các chị em cần phải tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp nhé.
Bạn có thể xem thêm:
-
- Ung Thư Tử Cung Có Chữa Được Không?
-
- Khôi phục sinh lý nữ, cần bổ sung nội tiết tố như thế nào?
-
- Ung Thư Buồng Trứng Có Chữa Khỏi Không, Sống Được Bao Lâu?