Kẽm Zinc là một loại vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, thiếu hụt Kẽm Zinc sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Cơ thể không thể tự tổng hợp được Kẽm Zinc mà phải bổ sung từ thực phẩm bên ngoài. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn mọi thứ về kẽm, công dụng, chức năng và cách uống kẽm zinc tốt cho sức khỏe
Kẽm Zinc là gì ? Tại sao phải bổ sung kẽm từ thực phẩm ?
Kẽm Zinc hay còn gọi là Kẽm là một vi chất dinh dưỡng dồi dào thứ hai trong cơ thể sau Sắt (Fe) và Kẽm có mặt trong mọi tế bào.
Kẽm là vi chất dinh dưỡng mà cơ thể không thể tự tổng hợp và lưu trữ được nó, nghĩa là Kẽm Zinc chỉ có thể bổ sung thông qua thức ăn vì vậy bạn cần phải bổ sung thêm vi chất này trong chế độ ăn hoặc bạn cũng có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa Zinc và vi chất đa lượng.
Kẽm Zinc có vai trò tham gia vào hơn 300 phản ứng Enzym trong cơ thể từ đó thúc đẩy nhiều quá trình sinh học quan trọng vì vậy bổ sung kẽm zinc đúng cách giúp cải thiện các chức năng của cơ thể như:
- Tăng cường sức khỏe thần kinh: Kẽm zinc sẽ cùng với vitamin nhóm B (Đặc biệt là B6) kích thích sản sinh chất dẫn truyền thần kinh và bảo trì lớp Myelin, đảm bảo não bộ và hệ thống thần kinh hoạt động tốt.
- Nâng cao sức khỏe xương – khớp: Kẽm cùng với Canxi và Magie là bộ ba giúp duy trì mật độ xương, ngoài ra Kẽm zinc còn hỗ trợ tạo ra các Tạo Cốt Bào và ngăn chặn hình thành các Hủy Cốt Bào từ đó ngăn chặn quá trình loãng xương.
- Giúp cơ bắp chắc khỏe: Kẽm zinc tham gia tổng hợp nên Protein thành phần chính của cơ, từ đó giúp cơ bắp khỏe mạnh.
- Hỗ trợ tăng trưởng ở nam giới: Kẽm rất quan trọng với nam giới, thiếu kẽm gây chậm dậy thì ở các bé trai. Kẽm zinc có nồng độ rất cao ở tuyến tuyền liệt nam giới, giúp duy trì Testosterone đảm bảo sự phát triển bình thường của nam giới và đảm bảo số lượng và chất lượng tinh trùng nâng cao chức năng sinh sản.
- Kẽm cải thiện tình trạng da và tóc: Kẽm zinc phân bổ vào da và tóc, giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm làm tóc dễ bị xơ cứng. Ngoài ra kẽm còn có tác dụng ngăn sự tiết bã nhờn trên da nên chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn.
- Giúp đôi mắt sáng khỏe: Vitamin A rất tốt cho mắt, để đôi mắt có thể hấp thu đầy đủ vitamin A thì kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vitamin A vào võng mạc, Kẽm zinc kết hợp với Lutein mang lại hiệu quả trong việc chống thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.
- Cân bằng nội tiết tố nữ: Kẽm là nguyên tố quan trọng trong việc sản sinh ra các hormone nữ như Estrogen và Progesteron từ đó giúp cân bằng nội tiết tố nữ. Kẽm zinc còn giúp nữ giới điều hòa kinh nguyệt và giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.
Cách bổ sung Kẽm Zinc tốt cho sức khoẻ
Bên trên là các lợi ích và vai trò của kẽm zinc đối với cơ thể. Vậy chúng ta nên bổ sung kẽm zinc như thế nào cho đúng cách và tốt cho sức khỏe ?
Kẽm Zinc cũng như các loại khoáng chất vi lượng khác, bạn không nên bổ sung quá nhiều hay quá ít so với nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Kẽm zinc cũng có khuyến nghị dinh dưỡng bổ sung cho tường đối tượng khác nhau. Do ở mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu kẽm khác nhau:
- Trẻ từ 7 tháng 3 tuổi bổ sung 5mg kẽm nguyên tố mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 đến 13 tuổi bổ sung 10mg kẽm nguyên tố mỗi ngày.
- Người lớn bổ sung 15mg kẽm nguyên tố mỗi ngày.
Một số loại thực phẩm phổ biến có chứa hàm lượng kẽm cao mà bạn cần lưu ý để có thể thêm vào chế độ ăn của mình
- Thịt đỏ: Một lượng khoảng 100g thịt bò có chứa tới 4,8mg Zinc, hơn 40% lượng kẽm chúng ta cần hằng ngày.
- Hải sản: Các loại hải sản có vỏ như Cua, ốc,… Đặc biệt là Hàu, một con Hàu trung bình chứa 5.3mg Zinc, hơn 45% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
- Trứng: Trứng chỉ chứa một lượng Zinc nhỏ, nhưng vì sự đa dạng và do trứng có chứa Selen một chất mà khi kết hợp với kẽm làm tăng khả năng tổng hợp Protein nên nếu bạn là người tập Gym thì kẽm trong trứng cũng khá là quan trọng nhé.
- Sữa: Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm cả kẽm, nhiều nghiên cứu cho thấy sữa có chứa một lượng kẽm đáng được chú ý. Ngoài ra sữa còn chứa Canxi, Vitamin D cùng với kẽm Zinc giúp xương chắc khỏe.
- Các loại rau xanh: Cải xoăn, rau Bina,… Các loại rau xanh chứa một lượng kẽm đáng kể.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại viên uống kẽm, hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung đa khoáng chất có chứa kẽm khác.
Một số lưu ý nhỏ khi bạn bổ sung kẽm hằng ngày đáng quan tâm
- Bạn không nên uống viên kẽm sau các bữa ăn giàu Phytates vì nó có thể ngăn cản trở hấp thu kẽm. Các thực phẩm giàu Phytates: Các loại hạt, cám gạo,…
- Uống kẽm lúc đói dễ gây ra rối loạn tiêu hóa vì vậy bên nên uống viên kẽm zinc sau ăn 1 giờ để hạn chế tình trạng này.
- Bạn nên thiết kế chế độ ăn khoa học cho bản thân mình để có thể cân đối lượng Zinc bổ sung vào hằng ngày nhé.
- Kẽm zinc hoạt động hiệp đồng với các loại vitamin khác vì vậy bạn nên lưu ý thời gian sử dụng để tối ưu hiệu quả của chúng. Đặt biệt là Vitamin C và Zinc, là bộ đôi làm đẹp da và tăng cường sức đề kháng được đánh giá cao khi kết hợp với nhau.
Câu hỏi thường gặp
Uống Zinc và các loại Vitamin khác có được không?
Câu trả lời: Được, nhưng cần phải lưu ý thời gian uống:
- Sắt: Uống bổ sung sắt 15 – 30 phút trước khi ăn sáng khi bụng đói để tăng cường hấp thu.
- Canxi và magiê: Đợi ít nhất hai giờ sau khi ăn sáng để bổ sung canxi và magiê. Khoảng cách này cho phép các khoáng chất này được hấp thụ mà không bị cản trở.
- Zinc và vitamin C: Kết hợp kẽm với vitamin C có thể là một bộ đôi đắc lực, đặc biệt là khi bổ sung sau bữa trưa. Tuy nhiên, lưu ý là không nên tiêu thụ vitamin C sau 5 giờ chiều vì có thể dẫn đến mất ngủ về đêm.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang thiếu kẽm Zinc?
Câu trả lời: Thiếu kẽm zinc có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như: Rụng tóc, xơ tóc, Móng tay dễ gãy và có đốm trắng, loét miệng, mụn hoặc sừng da.
Kẽm có tăng khả năng thụ thai hay không ?
Câu trả lời: Có, do kẽm zinc làm tăng chất lượng tinh trùng ở nam và cân bằng nội tiết tố nữ nên kẽm làm tăng khả năng mang thai.
Kết luận
Kẽm zinc đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng sinh học của cơ thể, từ việc duy trì sức khỏe thần kinh, xương khớp, cơ bắp đến hỗ trợ chức năng sinh sản và cân bằng nội tiết tố. Việc bổ sung kẽm đúng cách và đúng liều lượng không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh lý do thiếu hụt kẽm mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, hãy thiết kế một chế độ ăn uống khoa học, cân đối, và kết hợp với các thực phẩm giàu kẽm. Ngoài ra, việc lựa chọn bổ sung kẽm từ các thực phẩm chức năng cũng cần được thực hiện dưới sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc nhân viên y tế. Hãy luôn chú ý đến việc bổ sung kẽm để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và đầy năng lượng.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.