Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu, do đó rất cần bổ sung vitamin và dưỡng chất khác cho trẻ trong quá trình phát triển. Thiếu bất kỳ loại vitamin nào cũng có thể dẫn tới kết quả đáng tiếc. Vitamin K đóng một vai trò đặc biệt trong quá trình làm đông máu, làm giảm quá trình chảy máu ở trẻ. Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Cùng tìm hiểu hướng dẫn bổ sung vitamin K cho trẻ em ở bài viết dưới đây
Vai trò của vitamin K đối với trẻ em
Vitamin K là nhóm vitamin hòa tan trong mỡ bao gồm 3 loại chính:
- Vitamin K1: Là nguồn vitamin K chủ yếu từ thực phẩm là các loại rau quả màu xanh.
- Vitamin K2: Đây là nguồn vitamin K từ thực phẩm là động vật, có thể được tổng hợp từ vi khuẩn thường trú trong ruột người.
- Vitamin K3: Là loại vitamin nhân tạo, được tổng hợp từ vitamin K tan trong nước. Loại vitamin này đã bị cấm từ lâu do gây hại cho gan.
Vai trò quan trọng của vitamin K
Vitamin K giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Bổ sung vitamin K kịp thời có thể giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ bị xuất huyết não, chảy máu do thiếu vitamin K trong những tháng đầu đời.
Ngoài việc phòng ngừa máu khó đông, vitamin K còn có một số tác dụng khác như:
- Hỗ trợ phát triển xương: Vitamin K tham gia vào quá trình hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Nó kích thích protein osteocalcin, một loại protein cần thiết để gắn canxi vào xương. Thiếu vitamin K có thể dẫn đến xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương ở trẻ em.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin K còn có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng và duy trì sức khỏe tổng thể.
Những loại thức ăn giàu vitamin K
Cải xoăn
Cải xoăn được coi là một loại siêu thực phẩm chứa đến 176 mcg vitamin K. Bên cạnh đó, loại rau này còn cung cấp một lượng lớn vitamin A và vitamin C, canxi, kali, và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Trong 100g cải xoăn chứa 828,3 mcg vitamin K.
Củ cải
Củ cải rất giàu vitamin K, các chất dinh dưỡng khác và ít calo. Ăn củ cải sẽ khiến làn da, mái tóc của bạn trở nên khỏe mạnh. Đồng thời có thể ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trong 100g củ cải xanh chứa 251 mcg vitamin K.
Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất hoạt tính sinh học bao gồm: Vitamin K, vitamin A, vitamin C, kali, phốt pho và selen.
Trong 100g bông cải xanh chứa 102 mcg vitamin K.
Rau bina
Rau bina được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao. Ăn nửa bát rau bina nấu chín sẽ cung cấp đủ lượng vitamin K hàng ngày cho cơ thể.
Trong 100g rau bina chứa 483,5 mcg vitamin K.
Kiwi
Kiwi chứa: Canxi, magie, phốt pho và một lượng vitamin K đáng kể, góp phần cải thiện sức khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương.
Trong 100g kiwi chứa 40,3 mcg vitamin K
Quả bơ
Quả bơ là một loại trái cây bổ dưỡng chứa nhiều vitamin K và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như: Đồng, sắt, kẽm và mangan.
Trong 100g bơ chứa 21 mcg vitamin K
Xà lách
Xà lách rất giàu vitamin K và các vitamin, khoáng chất khác như: Vitamin A, vitamin B6, vitamin B3, vitamin B2, vitamin B1, selen, kali và phốt pho.
Trong 100g xà lách chứa 24,1 mcg vitamin K.
Ức gà
Ức gà chứa nhiều vitamin K, protein, selen, vitamin B6, phốt pho và vitamin B3.
Trong 100g ức gà chứa 14,7 mcg vitamin K.
Mận khô
Mận khô là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, giúp bảo vệ xương chắc khỏe. Mận khô là thuốc nhuận tràng tự nhiên, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều loại quả này vì nó rất dễ dẫn đến tiêu chảy.
Trong 100g mận khô chứa 59,5 mcg vitamin K.
Hạt điều
Hạt điều là nguồn cung cấp vitamin K, vitamin E, vitamin B9, vitamin B6, đồng, kẽm, kali, sắt và magie dồi dào.
Trong 100g hạt điều chứa 34,1 mcg vitamin K.
Các cách bổ sung vitamin K hợp lý ở trẻ
Bổ sung vitamin K bằng thực phẩm
Vì vitamin K có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên nên việc bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày của con bạn chính là cách hiệu quả và an toàn nhất để đảm bảo đáp ứng được hàm lượng cần thiết cho cơ thể.
Đối với trẻ lớn, một chế độ ăn bao gồm các loại rau xanh lá và dầu thực vật sẽ là cách tốt nhất để bạn bổ sung vitamin K cho trẻ. Lượng vitamin K có từ thực phẩm trẻ ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể trẻ duy trì sức khỏe của xương và quá trình đông máu bình thường.
Vitamin K tiêm
Hiện nay, hầu hết cơ sở Y tế có khoa sản, dịch vụ sinh nở đều thực hiện tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh. Trẻ sẽ được tiêm một liều vitamin K ở bắp đùi với liều lượng 1mg (Trẻ nặng trên 1500gr); 0.5mg (Trẻ nặng dưới hoặc bằng 1500gr).
Đây là hình thức bổ sung vitamin K hiệu quả được nhiều bác sĩ khuyến cáo nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xuất huyết não – màng não nguy hiểm. Vitamin K ở dạng tiêm được đánh giá dễ hấp thụ hơn so với dạng uống, thích hợp cả với những trẻ có nguy cơ chảy máu do thiếu hụt vitamin K.
Vitamin K uống
So với tiêm vitamin K thì vitamin K dạng uống dễ sử dụng, không xâm lấn nên mang lại cảm giác an tâm hơn cho phụ huynh. Nhưng nhược điểm của hình thức uống vitamin K là khả năng hấp thụ kém hơn do trẻ rất dễ bị nôn trớ. Nếu vừa uống trong khoảng 1 giờ mà trẻ bị nôn thì có thể phải uống lặp lại. Bởi một số nghiên cứu về bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh bằng cách uống đã cho thấy rằng việc uống chưa đủ liều lượng cần thiết tiềm ẩn nguy cơ chảy máu do hiện tượng thiếu vitamin K khởi phát muộn.
Cho trẻ sơ sinh uống vitamin K1 2mg cần đảm bảo đủ 3 liều:
- Lần đầu tiên: Ngay sau sinh.
- Lần hai: Lúc trẻ được 7 ngày tuổi.
- Lần ba: Lúc trẻ được 1 tháng tuổi.
Nhu cầu khuyến nghị bổ sung vitamin K:
- Đối với trẻ từ 0 – 5 tháng nên bổ sung khoảng 4 mcg/ngày
- Đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi nên bổ sung khoảng 60 mcg/ngày
- Đối với trẻ từ 8 – 9 tuổi nên bổ sung khoảng 100 mcg/ngày
- Đối trẻ từ 15 – 17 tuổi nên bổ sung khoảng 160mcg/ngày
Việc bổ sung vitamin K đúng cách và đầy đủ cho trẻ là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống, sử dụng sản phẩm bổ sung khi cần và kiểm tra sức khỏe định kỳ, chúng ta có thể đảm bảo trẻ nhận đủ lượng vitamin K cần thiết. Một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tốt, có hệ xương chắc khỏe và hệ miễn dịch mạnh mẽ. Hãy chú ý đến việc bổ sung vitamin K cho trẻ ngay từ bây giờ để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh trong tương lai.