Vì sao người cao tuổi có nguy cơ suy giảm trí tuệ?
Sa sút trí tuệ (SSTT) không phải là bệnh, đây là hội chứng lâm sàng gây ra bởi tổn thương não. Biểu hiện đặc trưng là suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, chú ý, định hướng, ngôn ngữ, trí giác, suy luận, điều hành, và khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục. Bên cạnh đó, sa sút trí tuệ có thể bắt gặp ở nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt phổ biến nhất là căn bệnh Alzheimer – bệnh này chiếm 60 – 80% tổng số các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.
Triệu chứng của bệnh theo từng giai đoạn
Sa sút trí tuệ gây ra bởi sự tổn thương tế bào thần kinh và các liên kết của chúng trong não bộ. Tùy thuộc vào sự tổn thương của từng vùng trong não bộ mà sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau và gây ra các triệu chứng khác nhau.
Các thể sa sút trí tuệ thường gặp
- Bệnh Alzheimer và SSTT thể Lewy (50-75%)
- SSTT do mạch máu (15-20%)
- SSTT liên quan đến rượu
- Ở người dưới 65 tuổi, SSTT thuỳ trán – thái dương có thể chiếm 50% tất cả các SSTT.
- SSTT do HIV là thể SSTT thường gặp nhất ở người < 55 tuổi.
Các thể sa sút trí tuệ ít gặp
- SSTT do thoái hoá tiên phát
- SSTT thể Lewy lan toả (7-26% của SSTT)
- SSTT thuỳ trán-thái dương (bệnh Pick, bệnh Huntington…)
- Các bệnh thần kinh phối hợp với SSTT
- SSTT trong bệnh Parkinson, u não, chấn thương sọ não, máu tụ dưới màng cứng, bệnh mất myelin.
- Các nguyên nhân nhiễm trùng
- Giang mai thần kinh, bệnh Lyme
- SSTT sau viêm não (đặc biệt là do herpes)
- Viêm não do virus, ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm
- Nhiễm trùng cơ hội hoặc áp xe não
- Các nguyên nhân nội khoa
- Bệnh tuyến giáp và thượng thận
- Thiếu vitamin (thiamin, niacin, B12)
- Bệnh chuyển hoá (bệnh não do gan, SSTT sau lọc máu…)
- Các thuốc (an thần, chống THA, thuốc ngủ, kháng cholinergic)
- Bệnh Whipple, sarcoidosis, bệnh Wilson
- Ngộ độc kim loại nặng
Sa sút trí tuệ tiến triển nhanh
- Viêm não Hashimoto (có thể điều trị bằng steroid)
- Các hội chứng thoái hoá tiểu não
- Bệnh não dạng xốp
- Hội chứng cận ung thư
- Viêm não do virus
- Một số rất ít bệnh Alzheimer, SSTT thể Lewy, SSTT thuỳ trán-thái dương
Nguyên nhân gây bệnh
Sa sút trí tuệ gây nên gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội. Các nguyên nhân chính gây ra sa sút trí tuệ gồm:
- Do bệnh Alzheimer
- Do rối loạn thần kinh và chấn thương như chấn thương sọ não…
- Do bệnh nhồi máu cơ tim, viêm não, xuất huyết não
- Do sự rối loạn nội tiết như bị mắc đái tháo đường, suy giáp…
- Do việc lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý.
Phương pháp điều trị
Sa sút trí tuệ (Dementia) là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho sa sút trí tuệ, nhưng có nhiều phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và hỗ trợ người chăm sóc.
Điều trị nguyên nhân
- Bệnh Alzheimer: Sử dụng các loại thuốc ức chế men cholinesterase như Donepezil, Rivastigmine, Galantamin để tăng cường hoạt động của hệ thống cholinergic trong não.
- Bệnh mạch máu não: Điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường để cải thiện lưu thông máu lên não.
- Bệnh Parkinson: Sử dụng thuốc Levodopa để điều trị các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson.
- Chấn thương sọ não: Phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ hoặc sửa chữa tổn thương não.
- Suy giảm dinh dưỡng: Bổ sung vitamin B12, axit folic và các chất dinh dưỡng khác nếu thiếu hụt.
Điều trị triệu chứng
- Thuốc chống trầm cảm: Cải thiện tâm trạng, giảm lo âu và mất ngủ.
- Thuốc an thần: Giảm bớt các hành vi kích động và hung hăng.
- Thuốc ngủ: Giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Liệu pháp tâm lý: Giúp người bệnh đối phó với các vấn đề tâm lý, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Hoạt động trị liệu: Giúp người bệnh duy trì khả năng vận động, sinh hoạt và giao tiếp.
- Chăm sóc dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho người bệnh.
- Chăm sóc giấc ngủ: Giúp người bệnh ngủ đủ giấc và có giấc ngủ chất lượng.
- Tạo môi trường sống an toàn: Loại bỏ các nguy cơ tai nạn trong nhà để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Hỗ trợ người chăm sóc
- Cung cấp thông tin và giáo dục về bệnh sa sút trí tuệ.
- Hỗ trợ tinh thần và chia sẻ gánh nặng với người chăm sóc.
- Hướng dẫn kỹ năng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ.
- Kết nối người chăm sóc với các nhóm hỗ trợ và cộng đồng.
Việc điều trị sa sút trí tuệ cần sự kiên nhẫn và phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh, người chăm sóc và đội ngũ y tế.