Đặc điểm hoa dâm bụt
-
- Tên tiếng việt: Dâm bụt, Râm bụt cánh xẻ
- Tên khoa học: Hibiscus rosa-sinensis L.
- Họ: Malvaceae (Bông)
- Mô tả cây:
-
- Dâm bụt là một loại cây nhỡ, cao từ 1-2m.
-
- Lá đơn, mọc cách, có lá kèm, phiến lá khía răng cưa.
-
- Hoa to, mọc đơn độc, đều, lưỡng tính, màu đỏ. Tiểu đài 6-10. Đài gồm 3 lá đài, màu lục dính vào nhau. Tràng 5, rời nhau, phiến rộng, mỏng hẹp.
-
- Bộ nhị đơn thể gồm nhiều nhị dính liền nhau bởi chỉ nhị thành một ống dài mang những bao phấn chỉ có một ổ phấn, 5 lá noãn dính nhau thành một bầu thượng 5 ô, mỗi ô chứa hai dây noãn theo kiểu noãn trung trụ. Vòi dài nằm trong ống nhị, đầu nhụy có 5 núm. Quả là một nang
- Phân bố, thu hái và chế biến
- Trồng khắp nơi trong Việt Nam để làm cảnh và làm hàng rào.
- Ngoài ra, còn mọc ở Malaysia,Philippines, Indonesia
Thành phần hóa học của hoa dâm bụt
- Lá dâm bụt chứa:
-
- Chất nhầy
- Ester của acid acetic
- β- sitosterol
- Caroten
- Hoa chứa:
-
- Flavonoid: quercetin, kaempferol, cyanidin–3,5–diglucoside, cyanidin–3– sophoroside-3– glycosid
-
- Alkaloid
-
- Vitamin: thiamin 0,031 mg%, riboflavin 0,048 mg%, acid ascorbic 4,16 mgµ%, beta – caroten 39169 µg%
-
- Chất nhầy.
- Ngoài ra, dâm bụt còn có:
-
- 1 sterol
-
- 3 hợp chất cyclopropenoid: Me sienculat, malvalat và 2–hydroxy sterculat
-
- 2 chất [Me(CH2)7 C(OMe:CHCO(CH2)n, CO2Me, n=6 và 7), hentriacontan
Những lợi ích của hoa dâm bụt
- Hạ huyết áp, giảm mỡ máu:
- Theo nghiên cứu, dâm bụt có thể làm giảm mức cholesterol
- Saponin trong cây liên kết với cholesterol và ngăn cản hấp thu của nó trong cơ thể
- Nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ hoa bằng đường uống làm giảm cholesterol toàn phần 22%
- Ngoài ra, còn có tác dụng hạ áp và điều hòa lưu lượng máu
- Chống viêm, tăng cường miễn dịch:
- Hệ miễn dịch là hàng rào phòng thủ giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Khi hệ miễn dịch suy yếu, các tác nhân từ bên ngoài sẽ tấn công cơ thể
- Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất hoa dâm bụt giúp các tế bào chống lại viêm nhiễm
- Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch cơ thể. Vì vậy, để tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, có thể sử dụng trà từ hoa dâm bụt
- Chống oxy hóa:
- Chuyên gia Czerwony nói: “Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa rất hữu ích với sức khỏe”
- Dâm bụt chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, vitamin C và anthocyanin
- Chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do làm tổn thương tế bào dẫn tới các bệnh như ung thư, tim mạch, đái tháo đường
- Chống vi khuẩn:
- Theo các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, chiết xuất hoa dâm bụt có thể kiểm soát sự lây nhiễm một số loại vi khuẩn
- Tác dụng này là nhờ vào các hợp chất chứa đặc tính kháng khuẩn trong hoa dâm bụt
- Giúp gan khỏe mạnh:
-
- Theo một số nghiên cứu khoa học, nhiều hợp chất trong cây dâm bụt có thể giữ cho lá gan khỏe mạnh hơn
- Chiết xuất của loại cây này bảo vệ gan khỏi nhiều loại độc tố nhờ vào đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ
- Chiết xuất từ cây dâm bụt còn được chứng minh có thể chống lại tế bào ung thư gan
Một số bài thuốc từ hoa dâm bụt
- Chữa mụn nhọt đang mưng mủ
- Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g.
- Đem giã nát các dược liệu, đắp lên chỗ mụn nhọt.
- Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
- Hỗ trợ điều trị di tinh
- Hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g.
- Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa quai bị, đau mắt
-
- Lá dâm bụt, lá dành dành, mỗi thứ 1 nắm.
- Giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.
Những lưu ý khi sử dụng hoa dâm bụt
- Khi dùng hoa dâm bụt điều trị bệnh nên ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng.
- Đặc biệt đối với trường hợp đắp ngoài da để ngừa nhiễm trùng.
- Sử dụng dâm bụt ở mức độ vừa phải không ghi nhận độc tính.
- Tuy nhiên, khi dùng liều cao kéo dài có thể gây độc cho gan, thận.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách dùng và liều dùng chính xác. Qua đó giúp việc điều trị bệnh trở nên khoa học, chính xác và mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.