More
    HomeSống KhỏeHắc lào giai đoạn đầu: Dấu hiệu và điều trị

    Hắc lào giai đoạn đầu: Dấu hiệu và điều trị

    - Advertisement -spot_img


    Hắc lào là bệnh da liễu phổ biến và dễ lây lan. Đối tượng dễ mắc bệnh cao nhất là trẻ em và người có hệ miễn dịch bị suy yếu

    Triệu chứng của hắc lào qua các giai đoạn

    Thông thường, sau 2 tuần cơ thể bị nhiễm nấm, lúc này bạn mới bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng của bệnh hắc lào. Hắc lào giai đoạn đầu, bạn có thể thấy trên da mình đột nhiên xuất hiện những đốm hồng và đỏ có dạng tròn như đồng xu hoặc elip, bầu dục. Những mảng da này có ranh giới rõ ràng so với những vùng da còn lại.

    Ở giai đoạn sau, những mảng da màu đỏ hồng sẽ dần lan rộng ra và bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti quanh rìa, khi sờ lên vùng da bị hắc lào sẽ có cảm giác sần sùi. Lúc này sẽ kèm theo triệu chứng ngứa da, nhất là khi đổ mồ hôi. Đây cũng là thời điểm bạn dễ lây bệnh cho người khác.

    Hắc lào giai đoạn đầu: Dấu hiệu và điều trị 1 Giai đoạn đầu hắc lào sẽ là các đốm đỏ có dạng hình đồng xu

    Nếu vì ngứa mà bạn cào, gãi nhiều sẽ khiến vùng da bị hắc lào bội nhiễm, xuất hiện những mụn mủ màu vàng do vi khuẩn xâm nhập vào da. Hắc lào là bệnh rất dễ lây lan, do vậy, bạn nên điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu hắc lào giai đoạn đầu.

    Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện, hắc lào có thể được chia thành các loại sau:

    • Hắc lào trên da/cơ thể (tinea trais): Đây là loại hắc lào thường xuất hiện ở những vùng da lớn như lưng, bụng, cánh tay, chân. Chúng thường không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Hắc lào cơ thể sẽ có triệu chứng là những tổn thương có vảy, bờ viền rõ ràng kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
    • Hắc lào ở bàn chân (tinea pedis): Triệu chứng thường gặp là đỏ, sưng, bong tróc và ngứa ở kẽ các ngón chân là chủ yếu. Chân của người bệnh có thể bị phồng rộp hoặc có mùi hôi khó chịu.
    • Hắc lào ở da đầu (tinea capitis): Hắc lào sẽ xuất hiện dưới chân tóc gây nổi mẩn đỏ trên da đầu, ngứa đầu, có vảy trên da đầu, thậm chí là rụng tóc rõ rệt. Trường hợp nặng, da đầu có thể chảy mủ, phồng rộp hoặc sưng đau.
    • Hắc lào ở háng (tinea cruris): Hắc lào thường xuất hiện ở mặt trong của đùi hoặc bẹn, vùng da mắc bệnh có màu khác so với vùng da khác kèm ngứa ngáy, khó chịu, nếu không trị triệt để có thể dẫn đến viêm nhiễm âm đạo/dương vật.
    • Hắc lào ở mặt (tinea faciei): Hắc lào có thể xuất hiện trên da mặt, trừ vùng có râu. Chúng thường là những mảng vảy màu đỏ, không có đốm tròn, đường viền không rõ như các loại hắc lào khác.
    • Hắc lào ở râu (tinea barbae): Giống như hắc lào ở mặt, chúng xuất hiện ở phần cằm, ria mép, chỗ râu mọc, cổ trên… Chúng gây mưng mủ, rụng râu.
    • Hắc lào ở móng (còn gọi là nấm móng, tinea unguium): Hắc lào thường xuất hiện ở móng tay, móng chân khiến móng ngả vàng, dày lên và rất dễ gãy.
    • Hắc lào ở bàn tay (tinea manus): Thường xuất hiện ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, khiến vùng da tay bị dày lên, tuy nhiên chỉ xuất hiện ở một tay.
    Hắc lào giai đoạn đầu: Dấu hiệu và điều trị 2 Hắc lào có thể xuất hiện ở khu vực ria mép

    Phương pháp điều trị bệnh hắc lào

    Hắc lào giai đoạn đầu nhìn chung khá lành tính, điều trị đơn giản và nhanh khỏi. Tuy nhiên dễ bị tái phát và lan rộng, do đó cần điều trị đúng cách cho đến khi bệnh khỏi hẳn. 

    Xem thêm  Góc giải đáp: Hôn nhau có lây sùi mào gà không?

    Điều trị tại chỗ

    Thường dụng các dạng thuốc bôi ngoài da bị hắc lào như: ketoconazol, miconazol, clotrimazol,…  Các thuốc này thường không có màu, thơm, không gây lột da hay sưng đau. Tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ, khi ngừng thuốc sẽ không còn các triệu chứng này.

    Các loại thuốc cổ điển như: ASA, BSI, mỡ Benzosali,… cũng tốt nhưng gây lột da khá nhiều, đau rát, có thể làm sạm da nên hiện nay ít dùng.

    Một điều cần lưu ý là bôi thuốc đều đặn để bớt ngứa và giảm tình trạng lan rộng, tuyệt đối không gãi, gây trầy xước làm bội nhiễm. 

    Hắc lào giai đoạn đầu: Dấu hiệu và điều trị 3 Sử dụng thuốc bôi trị hắc lào để giảm tình trạng ngứa da

    Điều trị toàn thân

    Đối với điều trị toàn thân có thể dùng thuốc kháng nấm như nizoral, Itraconazole,… Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa hoặc kháng sinh kết hợp nếu các đốm hắc lào xuất hiện mủ hoặc bội nhiễm.

    Hầu hết các trường hợp bệnh hắc lào thường chỉ cần bôi thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ là sẽ nhanh chóng hết bệnh. Để tránh bệnh tái phát, nên sử dụng thuốc bôi trên vùng da nhiễm nấm kéo dài thêm 7 ngày sau khi khỏi bệnh.

    Thuốc trị nấm sẽ được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng hoặc kéo dài. 

    Nhìn chung, hắc lào thường không gây những biến chứng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, vùng da bị bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể để lại thâm hoặc sẹo gây mất thẩm mỹ về sau. 

    Xem thêm  Uống nước gừng thường xuyên: Lợi ích & tác dụng phụ đối với sức khỏe

    Như Nguyễn

    Nguồn: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img