Gừng, một loại cây phổ biến, không chỉ được biết đến như một gia vị trong nấu ăn mà còn là một vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền. Điều này không chỉ là do hương vị độc đáo mà gừng còn chứa nhiều dưỡng chất và các hợp chất sinh học có lợi cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các công dụng của gừng, đồng thời cung cấp các khuyến nghị để sử dụng loại củ này một cách hợp lý và khoa học, nhằm tối ưu hóa lợi ích cho sức khỏe mà không gây ra lạm dụng.
Đặc điểm của cây củ gừng
Gừng hay còn được gọi là Khương, Sinh khương, Co khinh (Thái), Sung (Dao), thuộc họ Gừng với danh pháp khoa học là Zingiberaceae.
Hình ảnh của cây gừng
Cây gừng thuộc dạng thân thảo, mọc thẳng, có chiều cao trung bình khoảng 1 mét
- Thân rễ (củ) mập, mọng thịt, có thể phân làm nhiều nhánh nhỏ. Một số củ có hình dáng tương tự như bàn tay sưng phồng.Vỏ ngoài củ màu nâu, ruột bên trong màu vàng nhạt, chắc, có xớ, mùi cay nồng.
- Chồi lá mọc ra từ thân rễ. Nhiều bẹ lá quấn chặt lại với nhau tạo thành thân giả. Lưỡi bẹ dạng màng, có chiều dài trung bình từ 2 – 10mm, chia làm 2 thùy.
- Lá cây gừng màu xanh lục, hình mác, thường không có cuống hoặc nếu có thì cuống rất ngắn. Mỗi lá có bề dài từ 15 – 30 cm và bề ngang khoảng 2 – 2,5 cm, nhọn ở phần đỉnh và đáy. Các lá mọc so le với nhau. Một số lá khi còn non có thể có lông tơ nhưng sau lại nhẵn nhụi. Ngoài ra, còn có lá bắc hình trứng, màu xanh lục nhạt, đôi khi ở mép có màu ánh vàng.
- Hoa gừng mọc thành cụm, phát triển từ thân rễ vào tháng 10 hàng năm. Cuống của cụm hoa có thể dài từ 15 – 30cm. Cành hoa có hình dạng giống như bông thóc hình trứng hay hình trụ. Đài hoa như thủy tinh, chiều dài từ 1 – 2,5 cm. Trong khi đó, tràng hoa có ống dài từ 2 – 2,5 cm, có các màu xanh lục ánh vàng, màu trắng hoặc màu vàng. Nhị hoa màu tía sẫm, có bao phấn màu trắng. Khi mới phát triển, lá bắc con có hình ống, màu xanh lục nhưng nhạt.
Cây gừng có tuyến mật dạng thuôn dài.
Khu vực phân bố
- Nguồn gốc của cây gừng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số ý kiến cho rằng, loại cây này bắt nguồn từ Ấn Độ, khu vực tây nam Trung Quốc hay Đông Himalaya.
- Hiện nay, củ gừng là loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều nước. Chính vì vậy mà loại cây này được trồng rộng rãi ở khắp nơi, nhất là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Các nước có diện tích trồng cây gừng lớn nhất phải kể đến Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
- Tại Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi cho đến đồng bằng và cả hải đảo. Cây ưa phát triển ở những nơi đất ẩm và có ánh sáng.
Các loại gừng
- Cây gừng có nhiều giống khác nhau. Ở Việt Nam hiện có khoảng 11 loài khác nhau. Được trồng phổ biến là các loại như:
- Gừng trâu: Cây có thân to. Củ cũng có kích thước khá to nên thường được thu hoạch để làm mứt. Loại gừng này được trồng phổ biến ở các vùng núi thấp.
- Gừng gié: Thân và củ đều nhỏ hơn nhiều so với gừng trâu nhưng đổi lại, mùi vị của củ khá thơm, thường được dùng làm gia vị.
Bộ phận sử dụng:
- Cả củ (thân rễ) và lá của cây gừng đều được sử dụng trong nấu ăn. Tuy nhiên, y học cổ truyền chủ yếu dùng củ gừng để bào chế thuốc chữa bệnh.
Thu hái – sơ chế thuốc:
- Cây gừng được trồng bằng củ và được thu hoạch sau khoảng 1 năm. Cây sinh trưởng mạnh nhất vào mùa hè hoặc mùa thu khi có khí hậu nóng ẩm. Sau một năm trồng, nếu không thu hoạch thì lá thường có khuynh hướng lụi tàn vào mùa đông và có thể tái sinh trở lại từ mầm nhú ra từ thân rễ.
- Khi thu hoạch, cây được nhổ lên và cắt lấy phần củ, loại bỏ sạch đất cát. Sau đó đem về rửa sạch, dùng ở dạng tươi hoặc đem phơi khô.
Thành phần dinh dưỡng có trong gừng
Trong Gừng có từ 2 – 3% tinh dầu. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), tinh bột, chất béo (3,7%) và các chất cay như zingerola, zingeron và shogaola.
Giá trị dinh dưỡng của 1 muỗng canh gừng:
- Lượng calo – 4,8
- Carbohydrate – 1,07g
- Protein – 0,11g
- Chất xơ – 0,12g
- Chất béo – 0,5g
Ngoài ra, gừng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như:
- Vitamin C
- Phốt pho
- Folate
- Niacin
- Vitamin B3
- Vitamin B6
- Kali
- Magiê
- Kẽm
- Riboflavin
Tác dụng của gừng đối với sức khỏe
Gừng có nhiều công dụng tốt được cả y học hiện đại lẫn y học cổ truyền công nhận
- Giảm đau nhức xương khớp: Trong thành phần của gừng có chất hoạt tính sinh học có khả năng ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây ra đau nhức, chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokine, cytokine và các yếu tố gây viêm khác, từ đó giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra.
- Làm dịu đau cơ bắp: Gừng sẽ không làm giảm đau cơ ngay tại chỗ, nhưng nó có thể làm dịu cơn đau theo thời gian. Trong một số nghiên cứu, những người bị đau cơ do vận động nhiều sau khi dùng gừng sẽ ít bị đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không dùng.
- Cải thiện hệ tiêu hoá, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày (GERD): Thường xuyên ăn gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt lượng đường máu sau bữa ăn, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa và giữ cho hệ tiêu hóa luôn ở trong trạng thái tốt nhất, từ đó giúp giảm cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi.
Gừng có tính kháng khuẩn, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong ruột như E. coli,Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella,.. vì vậy hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây viêm trong dạ dày.
Trong gừng cũng chứa một số hợp chất quan trọng giúp cải thiện sự hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Uống một chén trà gừng trước bữa ăn 20 phút sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ra.
- Ngăn ngừa bệnh ung thư: Một số nghiên cứu đã chỉ ra 1 số hợp chất có trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.
- Bảo vệ chống lại bệnh tật: Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng và tổn thương DNA của cơ thể. Chúng có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim và các bệnh về phổi
- Giảm đau do co thắt khi tới kỳ kinh nguyệt: Chứng co thắt kinh nguyệt xảy ra do tăng nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau, co thắt và sốt khi tới kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Trong gừng có tác dụng hạ thấp mức prostaglandin từ đó giúp làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt, vì vậy có thể uống nước gừng ấm là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhanh chóng. Trong 1 khảo sát, những phụ nữ dùng 1.500 mg bột gừng mỗi ngày một lần trong 3 ngày trong chu kỳ của họ sẽ cảm thấy ít đau hơn những phụ nữ không dùng.
- Chăm sóc răng miệng: Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh. Các hợp chất hoạt tính trong gừng được gọi là gingerols ngăn vi khuẩn miệng phát triển. Những vi khuẩn này chính là những vi khuẩn có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng.
- Cải thiện độ nhạy insulin: Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng đã giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.
Sử dụng gừng như thế nào là hiệu quả?
Cách sử dụng gừng hiệu quả
Có thể sử dụng gừng với nhiều cách khác nhau để tốt cho sức khỏe, trong đó có 2 cách đơn giản nhất dưới đây:
- Giã nát gừng tươi, cho vào nước sôi. Nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Ủ cùng 5-6 lát gừng với nước nóng mỏng vào trong bình, sử dụng uống trong ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh từ gừng mặc dù đã được áp dụng rộng rãi trong dân gian từ lâu đời nhưng một số chưa được nghiên cứu hiện đại chứng minh về hiệu quả. Vì vậy nên tham khảo ý kiến thầy thuốc, nhân viên y tế trước khi áp dụng nhằm đảm bảo bài thuốc thực sự an toàn và cho tác dụng tốt.
Dùng gừng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ xấu cho sức khỏe. Do đó nên tuân thủ đúng theo liều lượng được khuyến cáo. Tránh lạm dụng gừng quá mức. Trong quá trình chữa bệnh tại nhà bằng gừng, nếu gặp các dấu hiệu bất thường, hãy ngừng lại ngay. Trường hợp có phản ứng phụ nghiêm trọng thì nên tới bệnh viện để được bác sĩ xử lý, cấp cứu đúng cách.
Không sử dụng gừng cho các đối tượng đang gặp các vấn đề sau:
- Âm suy kìm vượng nhiệt trong cơ thể
- Huyết áp cao
- Nội nhiệt âm hư
- Nhiệt hao (hen) đại suyễn
- Đau nhọt chứng huyết
- Đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc thuốc điều trị cao huyết áp
- Rối loạn chảy máu
- Thai sản sa trướng
- Mắt đỏ bệnh hầu
- Chảy máu tử cung
- Viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan
- Bệnh nhân bị trĩ và phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều gừng.