Giấc ngủ của trẻ sơ sinh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần của bé. Với người lớn, giấc ngủ của trẻ sơ sinh có nhiều điểm khác biệt. Các bà mẹ sau sinh đặc biệt là người lần đầu làm bố mẹ sẽ thắc mắc nhiều về giấc ngủ của trẻ sơ sinh như thời gian ngủ của trẻ sơ sinh? Làm thế nào cho trẻ ngủ sâu giấc? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Ngủ là một hiện tượng sinh lý rất quan trọng của con người. Ngủ chính là thời điểm các cơ quan bên trong của trẻ phát triển toàn diện. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc có nhu cầu đi vệ sinh. Trẻ ngủ nhiều phần là vì chưa quen với môi trường bên ngoài, phần vì vẫn còn thói quen nhắm mắt như khi trong bụng mẹ.
Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ còn mang vai trò đặc biệt quan trọng, đó là phát triển trí tuệ.vì khi trẻ ngủ là khi não bộ phát triển. Đây cũng là lúc não bộ xử lý những thông tin trẻ đã tiếp nhận trong ngày. Giấc ngủ còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ thông qua hormon tăng trưởng. Trong 3 năm đầu đời, 80% tế bào não bộ được tạo ra có liên quan đến thời gian và chất lượng trong giấc ngủ của trẻ.
Ở những ngày đầu khi mới chào đời, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chiếm trung bình 16-18 giờ/ngày, chia đều cho cả ban ngày và ban đêm. Tức, nếu ban ngày trẻ ngủ 8-9 tiếng thì ban đêm trẻ sẽ ngủ khoảng 8 tiếng. Mỗi giấc ngủ của trẻ thường khá ngắn khoảng 1-2 giờ. Sau khi trẻ được khoảng 4 tuần tuổi, thời gian ngủ trong ngày sẽ giảm xuống còn khoảng 14 giờ/ngày.
Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn hoạt động, cụ thể như:
- Tăng chiều dài, cân nặng.
- Phát triển trí não.
- Hoàn thiện hệ thống thần kinh trung ương.
- Tinh thần thoải mái, thư giãn.
- Hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Trẻ ngủ đủ giấc, khi thức dậy sẽ có đủ năng lượng để hoạt động, tương tác với môi trường xung quanh. Do đó giấc ngủ của trẻ,rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Khuyến khích thói quen ngủ tốt ở trẻ sơ sinh
Hãy để trẻ ngủ thường xuyên
Trẻ sơ sinh 1 tháng ngủ nhiều đây là sinh lý bình thường. Trong 6-8 tuần đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh không thể thức lâu hơn 2 giờ. Nếu bé thức quá lâu, bé sẽ bị mệt và khó đi vào giấc ngủ. Do đó, mẹ hãy chú ý cho trẻ ngủ thường xuyên.
Dạy trẻ sự khác biệt giữa ngày và đêm
Một số các em bé sơ sinh sẽ luôn thức vào ban đêm khi bố mẹ muốn đi ngủ. Trong vài ngày đầu tiên mẹ sẽ không thể làm được gì nhiều để thay đổi điều này. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm.
Khi bé còn tỉnh vào ban ngày, mẹ nên dành thời gian tương tác với bé nhiều nhất có thể, giữ cho ngôi nhà và căn phòng đầy ánh sáng. Mẹ cũng không cần cố gắng giảm thiểu những âm thanh quen thuộc vào ban ngày. Nếu bé có vẻ buồn ngủ khi đang bú, nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Vào ban đêm, nếu bé có thức dậy cũng không nên chơi đùa với bé. Thay vào đó, nên giữ cho ánh sáng, độ ồn ở mức thấp, không nói chuyện với bé. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng ban đêm là để ngủ.
Nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ
Trẻ sơ sinh không thể thức giấc hơn 2 giờ liên tiếp trong 8 tuần đầu sau sinh, bởi trẻ sẽ trở nên khó ngủ và cảm thấy quá mệt mỏi. Các biểu hiện trẻ buồn ngủ gồm lim dim kéo dài, quầng thâm dưới mắt, liên tục chớp mắt, ngáp sẽ giúp cha mẹ cho trẻ ngủ sớm. Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và đảm bảo sâu giấc.
Xem xét việc tập cho bé một số thói quen vào giờ đi ngủ
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một thói quen trước khi đi ngủ.
Bạn có thể tạo một số thói quen trước khi đi ngủ như: cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình, vặn tắt đèn, cho trẻ dùng ti giả, hát ru trẻ hoặc cho trẻ nghe nhạc, đọc sách, vỗ về con trước khi ngủ…
Khi trẻ được 6-8 tuần, khi giấc ngủ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, giấc ngủ trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã dần ổn định, bạn hãy thử đặt trẻ vào nôi khi đến giờ ngủ mặc dù trẻ vẫn còn tỉnh táo. Tập dần để trẻ theo một lịch ngủ cố định. Nếu điều này không hiệu quả, bạn hãy thử lại khi trẻ lớn hơn một chút.
Những lưu ý cho phụ huynh làm sao cho trẻ ngủ sâu giấc
Việc chuẩn bị kỹ và chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ là điều vô cùng quan trọng. Bởi điều này có thể giúp trẻ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngoan và ngủ sâu giấc. Các bước chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ, bao gồm:
- Cho trẻ ăn và bú no trước khi đi ngủ: Để loại trừ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ vào ban đêm là do ăn uống, bạn cần đảm bảo trẻ đã được ăn no trước khi ru ngủ.
- Tạo không gian yên tĩnh: Để giúp trẻ nhận thức được ban đêm và nhanh chóng rơi vào trạng thái ru ngủ, bạn cần tạo không gian yên tĩnh cho trẻ.
- Cho trẻ ngủ sớm: Ba mẹ cần cho trẻ sơ sinh ngủ vào khoảng 8 giờ tối để hình thành thói quen tốt, giúp trẻ thuận lợi hơn trong việc chìm vào giấc ngủ. Thói quen này có thể đảm bảo giấc ngủ của trẻ cho đến khi trẻ bước sang độ tuổi đi học.
- Dỗ giấc ngủ cho trẻ: Ba mẹ nên dỗ giấc ngủ cho trẻ dựa trên từng độ tuổi phù hợp.
- Tránh tạo sự kích thích và tác động quá mức lên giác quan khi đang cho trẻ ngủ: Bạn cần giữ cho không gian ngủ thoáng mát, yên tĩnh, phòng ngủ được bày trí nhẹ nhàng, ít ánh sáng. Điều này sẽ tạo ra cảm giác bình yên, giúp ổn định hệ thần kinh trung ương của trẻ khi ngủ.
- Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với gối nằm và chăn thật êm: Việc sắp xếp giường ngủ cho trẻ với gối nằm và chăn thật êm sẽ giúp trẻ được ngủ trong không gian thoải mái, môi trường êm ái, mềm mại, có cảm giác an toàn và yên tĩnh như trong bụng mẹ. Đồng thời giúp trẻ được giữ ấm suốt đêm. Ngoài ra việc chuẩn bị gối nằm và chăn thật êm còn là vật cản giúp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị rơi xuống đất trong quá trình vặn mình, tỉnh giấc và xoay chuyển khi ngủ.
- Tạo sự thoải mái, dễ chịu cho trẻ trước khi đi ngủ: Bạn nên cho trẻ ngủ trong một không gian có nhiệt độ phù hợp và ánh sáng mờ. Bạn cần giảm âm lượng nhạc và tắt tivi, điện thoại để tránh làm ồn và tạo sự thoải mái cho trẻ.
- Không vui đùa với trẻ trước khi đi ngủ: Một trong những mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm mà các mẹ không nên bỏ qua đó là không nên vui đùa với trẻ trước thời gian đi ngủ. Việc đùa giỡn quá nhiều cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc.
Kết luận
Việc giúp trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon và sâu không chỉ quan trọng đối với sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tinh thần của trẻ. Tạo môi trường ngủ an toàn, xây dựng thói quen ngủ lành mạnh và hiểu rõ các dấu hiệu buồn ngủ của bé là những bước quan trọng giúp bé có được giấc ngủ tốt hơn. Hãy luôn kiên nhẫn và linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp để tìm ra cách tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giúp bé ngủ ngon, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chăm sóc giấc ngủ cho bé là một phần quan trọng trong hành trình làm cha mẹ và sự chăm sóc này sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.