Ảnh hưởng của trẻ khi không ngủ đủ giấc
Nếu trẻ ngủ ít kết hợp với việc tiếp xúc với môi trường xung quanh có nhiều vi khuẩn khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hơn (béo phì, cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, nhịp tim không đều và bệnh tiểu đường, bệnh truyền nhiễm…). Nguyên nhân không chỉ là giấc ngủ, mà còn là chế độ nghỉ ngơi hàng đêm mà cơ thể rất cần để nâng cao sức đề kháng, điều hòa hoạt động trao đổi chất và bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài.
Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến sự phát triển thể chất của trẻ. Trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng vẫn đang ở giai đoạn phát triển thùy trán và kỹ năng ra quyết định. Nhưng khi tình trạng ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ ngày càng trầm trọng thì thùy trán lại là cơ quan bị suy yếu nhiều nhất. Kết quả là các chức năng tâm thần bị giảm tương tự như ở người say rượu, các quá trình ra quyết định bị trì hoãn, suy giảm sự chú ý và khả năng ghi nhớ.
Những trẻ ngủ ít trong thời gian dài thường có nhiều vấn đề về hành vi hơn, liều lĩnh, lo lắng hơn và dễ gặp các vấn đề về tâm trạng. Nhiều trẻ thiếu ngủ dễ gặp ác mộng, mộng du, tè dầm khi đang ngủ.
Thời gian ngủ đủ của trẻ theo từng độ tuổi
Trẻ từ 1 – 4 tuần:
Với trẻ sơ sinh cần phải ngủ khoảng 15 – 18 giờ mỗi ngày
Trẻ từ 1 – 4 tháng:
Cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày.
Khi trẻ được từ 6 tuần tuổi trở đi, trẻ thường ngủ ít đi một chút.
Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi:
Ở giai đoạn này, lý tưởng nhất là trẻ ngủ được 15 tiếng mỗi ngày
Nhưng thực tế ở trẻ dưới 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ được khoảng 12 tiếng mỗi ngày.
Ở trẻ dưới 6 tháng:
Thường ngủ khoảng 3 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 lần khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi:
Cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi:
Cần ngủ khoảng 10 – 12 tiếng mỗi ngày.
Trẻ từ 6 – 12 tuổi:
Ở giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ chỉ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.
Trẻ từ 12 tuổi trở lên:
Cần ngủ 7 – 11 tiếng mỗi ngày.
Giờ đi ngủ lý tưởng của trẻ theo từng độ tuổi
Trẻ từ 1 – 4 tuần:
Mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 2 – 4 giờ.
Đối với trẻ sinh non thì thời lượng ngủ có thể lâu hơn còn những trẻ bị đau bụng thì có thể ngủ ít hơn.
Ở giai đoạn này, do trẻ chưa hình thành đồng hồ sinh học riêng, nên giấc ngủ thường không theo chu kỳ ngày đêm. Đây chính là giai đoạn mà trẻ cần được ngủ nhiều nhất.
Trẻ từ 1 – 4 tháng:
Thời gian ngủ lại dài hơn và kéo dài từ 4 – 6 tiếng, thường có xu hướng ngủ nhiều hơn vào buổi tối.
Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi:
Đây là giai đoạn quan trọng nhất để tập cho trẻ hình thành một thói quen ngủ lành mạnh vì lúc này trẻ đã bắt đầu hòa nhập nhiều với xã hội và chu kỳ ngủ cũng bắt đầu giống với người lớn.
Ở trẻ dưới 6 tháng:
Thường ngủ khoảng 3 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 lần khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Buổi sáng, trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 9 giờ và kéo tới khoảng 10 giờ.
Buổi trưa, bắt đầu từ khoảng giữa trưa tới khoảng 2 giờ chiều và ngủ kéo dài khoảng một hoặc hai tiếng.
Buổi chiều, trẻ có thể bắt đầu ngủ từ khoảng 3 – 5 giờ.
Khi được 6 tháng tuổi (ở một số trẻ có thể sớm hơn), thể chất của trẻ đã phát triển và có khả năng ngủ được qua đêm.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi:
Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.
Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì trẻ chỉ ngủ được khoảng 10 tiếng.
Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.
Trẻ từ 3 – 6 tuổi:
Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng.
Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như trẻ không còn ngủ trưa nữa.
Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ hơn.
Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn các trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.
Trẻ từ 6 – 12 tuổi:
Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ sẽ thường bắt đầu ngủ sớm hơn.
Buổi tối, chúng thường bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.
Trẻ từ 7 – 12 tuổi:
Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 7 – 9 giờ tối.
Trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, rất hiếu động và cần ngủ nhiều.
Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện hiệu suất học tập, hành vi, sự chú ý, khả năng ghi nhớ…
Thanh thiếu niên:
Nhiều thanh thiếu niên cần phải dậy sớm để đi học. Cha mẹ hãy đếm ngược thời gian thức dậy để tìm giờ đi ngủ đảm bảo rằng các bé đã ngủ khoảng từ 9 đến hơn 9 giờ mỗi ngày.
Kết luận
Giấc ngủ thực sự rất quan trọng đối với trẻ em và người lớn. Đặc biệt là đối với trẻ em, giấc ngủ không chỉ làm cho các em mau lớn về thể chất mà còn hỗ trợ về mặt tinh thần. Vì vậy, cần đảm bảo chất lượng của giấc ngủ đối với các bạn nhỏ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.