More
    HomeSống KhỏeGiải đáp vấn đề: "Trẻ tự kỷ có nên uống thuốc hay...

    Giải đáp vấn đề: “Trẻ tự kỷ có nên uống thuốc hay không?”

    - Advertisement -spot_img


    Đối với những bậc cha mẹ có con bị tự kỷ thì vấn đề trẻ tự kỷ có nên uống thuốc không luôn là thắc mắc chưa có lời giải.

    Có thể nói tự kỷ là dạng khiếm khuyết về chức năng não bộ xuất hiện sớm nhất trong vòng đời của trẻ. Thông thường chúng ta có thể chẩn đoán chứng tự kỷ ở trẻ trong 3 năm đầu đời. Việc phát hiện bệnh càng sớm thì càng giúp ích cho quá trình điều trị được thuận lợi và dễ dàng hơn.

    Cần lưu ý khi cho trẻ mắc Hội chứng tự kỷ uống thuốc
    Hội chứng tự kỷ ở trẻ cần được phát hiện càng sớm càng tốt.

    1. Trẻ tự kỷ có nên uống thuốc không?

    Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị tự kỷ nhưng các bác sĩ khuyên bạn nên cho trẻ tự kỷ dùng một số loại thuốc bổ não và thần kinh để hỗ trợ quá trình điều trị. Nguyên nhân là do não bộ của trẻ bị tự kỷ hoạt động không bình thường dẫn tới những khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội, khả năng vận động và học tập. Vì thế việc bổ sung thuốc cho trẻ tự kỷ là việc làm cần thiết. Chúng sẽ làm tăng khả năng hoạt động của hệ thần kinh, làm giảm trạng thái tâm lý bất thường kèm theo ở trẻ.

    Trẻ tự kỷ có nên uống thuốc không
    Trẻ tự kỷ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    2. 5 nhóm thuốc dành cho trẻ tự kỷ mà mẹ cần biết

    Nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)

    Xem thêm  3 loại hải sản tiềm ẩn nhiều vi nhựa gây hại sức khỏe

    Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin được dùng để điều trị chứng trầm cảm ở trẻ em trong các trường hợp trẻ cảm thấy u buồn, lo lắng và có hành vi ám ảnh nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Những thuốc này bao gồm sertraline, citalopram và fluoxetine. Tuy nhiên, thuốc gây ra những tác dụng phụ như: mất ngủ, tăng cân ngoài ý muốn, tăng động.

    Thuốc chống trầm cảm ba vòng

    Thuốc dùng trong điều trị trầm cảm và rối loạn hành vi ám ảnh cưỡng chế. Tuy loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ hơn nhưng cũng hiệu quả hơn nhóm thuốc SSRI. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: táo bón, khô miệng, mờ mắt và buồn ngủ.

    Các thuốc trong nhóm này có thể kể đến là protriptyline (Vivactil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, amoxapine, imipramine (Tofranil), desipramine (Norpramin), doxepin, trimipramine (Surmontil).

    Nhóm thuốc chống loạn thần

    Nhóm thuốc này có công dụng làm giảm rối loạn hành vi liên quan đến tự kỷ. Cơ chế của thuốc là làm thay đổi tác dụng của các chất dẫn truyền trong não. Thuốc có tác dụng trong trường hợp trẻ hung hăng và có hành vi cố tự sát, tự làm tổn thương bản thân.

    Các loại thuốc trong nhóm chống loạn thần bao gồm haloperidol, risperidone và thioridazine. Những thuốc khác cũng thuộc nhóm này là clonidine (Kapvay), guanfacine (Intuniv); lithium (Lithobid) và các thuốc chống co giật như carbamazepine, valproic axit.

    Xem thêm  Nâng mũi cấu trúc 4D: Phương pháp nâng mũi đẹp hoàn hảo

    Tác dụng phụ của nhóm thuốc này thường là khiến cho người bệnh run, tăng cân ngoài ý muốn và buồn ngủ.

    Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ

    Trẻ tự kỷ có thể bị mất ngủ, cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm. Mỗi thức dậy, trẻ trông mệt mỏi hoặc tỉnh táo và kích động cả ngày. Thuốc melatonin có khả năng làm giảm các triệu chứng kể trên.

    Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

    Hội chứng rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý (ADHD) có thể có liên quan đến chứng tự kỷ. Theo đó, trẻ em bị ADHD có những hành vi như: tăng động; giảm tập trung; bốc đồng. Những lúc thế này, thuốc methylphenidate sẽ phát huy công dụng của mình.

    Các nhóm thuốc dành cho trẻ tự kỷ
    Dùng thuốc giúp giảm các hành động, trạng thái bất thường ở trẻ tự kỷ.

    Cách tốt nhất để chữa trị bệnh tự kỷ cho trẻ đó là kết hợp dùng thuốc và điều trị tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường đi kèm với các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ nhé.

    Hường



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Xem thêm  Trà trái cây: 7 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe & chi tiết cách làm
    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img