More
    HomeSống KhỏeGiải đáp thắc mắc: Giang mai lây qua đường nào?

    Giải đáp thắc mắc: Giang mai lây qua đường nào?

    - Advertisement -spot_img


    Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục luôn luôn gặp nỗi ám ảnh lo lắng, ám ảnh của nhiều người. Các bệnh lý này thường gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt cũng như tính mạng của người bệnh. Việc nắm bắt các thông tin liên quan đến các căn bệnh này sẽ giúp chúng ta bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Trong số các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục giang mai được xem là căn bệnh rất thường gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giang mai lây qua đường nào thông qua bài viết dưới đây.

    Giang mai là bệnh gì?

    Giang mai thực chất là một bệnh lý hình thành do người bệnh bị nhiễm khuẩn xoắn khuẩn Treponema pallidum. Bệnh giang mai gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt ở những giai đoạn như giai đoạn tam phát – giai đoạn cuối, bệnh giang mai có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh và dẫn tới biến chứng nguy hiểm như liệt, mất thị lực, sa sút trí tuệ, liệt dương hay thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Giang may lây qua đường nào? 1 Giang mai là căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm

    Thậm chí nguy hiểm hơn trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc phải bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng thai lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ này lên tới 40%.

    Nguyên nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6 vòng tới 14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn giang mai khá yếu, ra khỏi cơ thể con người xoắn khuẩn này chỉ sống được trong vài giờ nhưng khả năng lây nhiễm tương đối cao.

    Xem thêm  Gãy xương hàm dưới và phương pháp chăm sóc bệnh nhân đúng cách

    Bệnh giang mai có lây không?

    Rất nhiều người không biết các thông tin liên quan đến việc bệnh giang mai có lây hay không. Trên thực tế giang mai là một bệnh lý có thể lây từ người sang người qua nhiều phương thức khác nhau. Dưới đây là một số đối tượng rất dễ bị lây nhiễm bệnh giang mai và có tỷ lệ cao hơn so với những người thường:

    • Người quan hệ tình dục không an toàn: Có nhiều bạn tình, không sử dụng các biện pháp bảo vệ,… 
    • Người quan hệ trực tiếp với người mắc bệnh giang mai.
    • Người quan hệ tình dục đồng giới.
    • Người mắc bệnh HIV.
    • Người sử dụng methamphetamine hoặc heroin.
    Giang may lây qua đường nào? 2 Giang mai xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau

    Bệnh giang mai lây qua đường nào?

    Nguyên nhân bệnh giang mai ngày càng phổ biến là do khả năng lây nhiễm mạnh. Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua rất nhiều đường khác nhau. Tuy nhiên thường gặp nhất phải kể đến như lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục hoặc lây nhiễm qua đường máu, lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con hoặc tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai.

    Giang mai lây qua đường tình dục

    Đường tình dục là đường dễ dàng lây nhất của căn bệnh giang mai. Giang mai sẽ lây nhiễm trực tiếp khi con người tiếp xúc với các săng giang mai săng giang mai có để xuất hiện ở xung quanh khu vực dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng hoặc thậm chí ở môi và miệng. Chính vì vậy quan hệ tình dục là một trong những con đường lây nhiễm giang mai thường gặp nhất. Giang mai cũng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục khác như HIV/AIDS.

    Giang may lây qua đường nào? 3 Giang mai lây nhiễm phổ biến nhất qua đường tình dục

    Giang mai lây qua đường máu

    Đường máu cũng là một trong những con đường lây nhiễm giang mai. Việc sử dụng chung bơm kim tiêm, kim truyền máu không an toàn là nguyên nhân gây lây nhiễm giang mai tương đối phổ biến và thường gặp hiện nay.

    Xem thêm  Hạch viêm quá sản là gì? Triệu chứng nhận biết và phương pháp điều trị ra sao?

    Giang mai lây qua đường từ mẹ sang con

    Bên cạnh phương thức lây nhiễm qua đường tình dục và đường máu, bệnh giang mai ngoài còn có thể lây nhiễm từ mẹ sang con. Đa phần các phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu mắc phải bệnh giang mai thì khả năng lây nhiễm sang thai nhi thường rất cao. Thời gian lây nhiễm giang mai thường sẽ vào khoảng tháng thứ tư hoặc tháng thứ năm của thai kỳ.

    Trong một số trường hợp giang mai còn có thể lây từ mẹ sang con khi người mẹ sinh thường và em bé có sự tiếp xúc trực tiếp với vết loét, vết săng giang mai xuất hiện ở phần hậu môn của người mẹ.

    Việc thai nhi và trẻ sơ sinh bị lây nhiễm giang mai có thể gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho cả bé. Ví dụ như tình trạng sảy thai, sinh non, thai nhi chậm phát triển hoặc thai bị chết lưu… Trẻ nhỏ khi sinh ra bị nhiễm giang mai có thể mắc một số bệnh như viêm não bẩm sinh, viêm xoang bẩm sinh hoặc các tổn thương khác liên quan đến xương khớp và hệ thần kinh.

    Giang mai lây nhiễm gián tiếp

    Lây nhiễm gián tiếp là khi con người tiếp xúc với các xoắn khuẩn giang mai. Xoắn khuẩn giang mai có thể xuất hiện ở trên các vật dụng cá nhân như chăn, mền, quần áo của những người mắc bệnh giang mai. Nếu người bình thường tiếp xúc với các đồ dùng này và có các vết thương hở trên cơ thể thì giang mai sẽ thâm nhập qua da hoặc hoặc thông qua được máu đi vào cơ thể. Từ đó dẫn đến việc mắc bệnh giang mai ở người bình thường.

    Xem thêm  Giải đáp: Băng tuyết có ăn được không?

    Nắm vững các kiến thức liên quan tới các con đường lây nhiễm giang mai sẽ giúp chúng ta chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.

    Thu Hòa

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img