Khổ qua (còn gọi mướp đắng) là một loại quả rất tốt cho sức khỏe và khá phổ biến ở nhiều vùng của Đông Nam Á. Khổ qua có một hương vị đặc trưng và là món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình. Với người bình thường, loại quả này có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Liệu bà bầu ăn khổ qua được không và nếu ăn, chừng mực nào là an toàn?
Khổ qua có một hương vị đặc trưng và là món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của khổ qua đối với phụ nữ mang thai
Khổ qua có một hương vị đặc trưng và là món ăn rất quen thuộc trong nhiều gia đình. Trước khi giải đáp thắc mắc “Bà bầu ăn khổ qua được không? Chúng ta cùng điểm qua một số thành phần dinh dưỡng và lợi ích mà loại quả này mang lại nhé.
Giá trị dinh dưỡng của khổ qua
Khổ qua tươi hay nấu chín đều có những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong đó, thành phần chính của khổ qua có thể kể đến như:
-
- Calorie – 17 kcal
-
- Carbohydrate – 3,7g
-
- Protein – 1g
-
- Chất xơ – 2,8g
-
- Chất béo – 0,17g
-
- Axit folic – 72 mcg
-
- Axit pantothenic – 0,212g
-
- Niacin – 0,4m
-
- Riboflavin – 0,04mg
-
- Pyridoxine – 0,043mg
-
- Thiamin – 0,04mg
-
- Vitamin A – 471 IU
-
- Vitamin C – 84mg
-
- Canxi – 19mg
-
- Sắt – 0,43mg
-
- Đồng – 0,034mg
-
- Kẽm – 0,80 mg
-
- Mangan – 0,089mg
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của khổ qua đối với phụ nữ mang thai
Lợi ích của khổ qua đối với phụ nữ mang thai
Bạn có thể không thích vị đắng của khổ qua, và thắc mắc bầu ăn khổ qua được không? Tuy nhiên, bạn có thể suy nghĩ đến việc ăn nó trong thời gian mang thai vì những lợi ích mà nó mang lại.
-
- Giúp hỗ trợ sự phát triển thần kinh của thai nhi: Khổ qua có chứa hàm lượng folate cao, cần thiết cho sự phát triển của tủy sống và hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra, folate giúp giảm nguy cơ trẻ sinh ra mắc các bệnh liên quan đến khuyết tật ống thần kinh.
-
- Hỗ trợ tiêu hóa: Trong thời điểm mang thai, tử cung mở rộng và hormone thay đổi có thể được cải thiện khi dùng khổ qua. Chất xơ có trong khổ qua giúp kích thích tiêu hóa và giảm các vấn đề như mang thai bị táo bón, khó tiêu,…
-
- Giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ: Khổ qua có thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng charantin và polypeptide-P, giúp cân bằng lượng đường trong máu và chữa tiểu đường.
-
- Tăng cường hệ miễn dịch: Mang thai là thời gian hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu. Khổ qua rất giàu khoáng chất, vitamin C chất chống oxy hóa, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại một số bệnh tật.
-
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi: Khổ qua chứa kẽm, niacin, sắt, kali, magie, axit pantothenic, mangan và pyridoxin,… đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai.
-
- Kiểm soát cân nặng: Chất xơ trong khổ qua giúp kiềm chế cơn đói, hạn chế thèm các món ăn vặt gây hại. Điều này sẽ giúp kiểm soát cân nặng cho bầu bầu.
Bà bầu ăn khổ qua được không?
Có bầu ăn khổ qua được không là thắc mắc rất thường gặp. Trên thực tế, trong thời gian mang thai việc ăn khổ qua ở một mức độ vừa phải thì không có gì đáng lo.
Trong thai kỳ, bà bầu được ăn khổ qua với điều kiện mẹ phải ăn đúng thời điểm (sau 3 tháng đầu), ăn đúng liều lượng (tối đa 2 quả/tuần) và ăn đúng cách (loại bỏ phần hạt).
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ khổ qua sai cách, mẹ và bé có thể đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm vì những độc tố từ khổ qua đem lại (nhất là trong phần hạt). Mẹ bầu có thể gặp phải những vấn đề sau nếu ăn quá nhiều khổ qua trong suốt thai kỳ:
-
- Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: Mẹ bầu ăn quá nhiều khổ qua có thể dẫn đến tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi,…
-
- Hại gan: Một số nghiên cứu chiết xuất khổ qua trên chuột gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều loại rau ăn quả này.
-
- Nguy cơ dẫn đến sảy thai: Việc ăn quá nhiều khổ qua có thể làm rối loạn tử cung, dẫn đến sinh non hoặc nguy cơ sảy thai. Trong một số nghiên cứu về khổ qua trên động vật có thể dẫn đến sảy thai. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu khẳng định tính an toàn tuyệt đối của khổ qua, hay độc tính của nó trên thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên chỉ ăn ít vừa đủ thôi nhé.
Bà bầu ăn khổ qua được không?
: Bà bầu ăn mướp được không? Khám phá 10 lợi ích của mướp đối với bà bầu
Thời điểm và lượng khổ qua mẹ bầu có thể ăn được trong thai kỳ
Bà bầu ăn khổ qua được không? Thời điểm ăn khổ qua an toàn?
Bà bầu từ tháng thứ 4 được ăn khổ qua. Bởi trong 3 tháng đầu, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển, ăn khổ qua gây tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng nguy hiểm. Trong khi đó, ở hai tam cá nguyệt tiếp theo, mẹ bầu có thể ăn khổ qua theo khẩu phần khuyến nghị để giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất, cụ thể:
-
- Tam cá nguyệt đầu tiên: Đây là giai đoạn mẹ thường xuyên ốm nghén và thai nhi bắt đầu phát triển. Vì thế, mẹ nên kiêng hoàn toàn khổ qua để tránh các vấn đề về hệ tiêu hoá cũng như nguy cơ sảy thai, đồng thời, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ chậm phát triển.
-
- Tam cá nguyệt thứ hai: Ở giai đoạn này, các hiện tượng ốm nghén hầu như không còn, mẹ có thể bổ sung khổ qua từ 1 – 2 quả / tuần để có thể hấp thụ thêm chất xơ, vitamin A, C và folate.
-
- Tam cá nguyệt thứ ba: Trong giai đoạn này, việc ăn khổ qua có thể dẫn tới sinh non. Do đó, mẹ nên lưu ý giảm lượng khổ qua tiêu thụ so với tam cá nguyệt thứ hai (1 quả / tuần), nếu được, hãy hạn chế tiêu thụ khổ qua tới mức tối thiểu.
Lời khuyên cho mẹ bầu muốn ăn khổ qua
Khi bạn băn khoăn bầu ăn khổ qua được không, bác sĩ khuyên bạn không nên ăn khổ qua quá nhiều trong quá trình mang thai. Không thể phủ nhận những lợi ích từ loại quả này mang lại, nhưng nếu đang có thai sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào. Vị đắng của nó gây kích thích mạnh có thể dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể dẫn đến sảy thai.
Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn khổ qua ra khỏi chế độ ăn cũng không phải là một giải pháp đúng đắn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về các chất dinh dưỡng có trong khổ qua để biết được bầu ăn khổ qua được không, nên ăn bao nhiêu là tốt nhất. Bổ sung thêm các loại thực phẩm khác vừa an toàn lại đảm bảo đủ chất mà mẹ có thể dùng để thay khổ qua trong thai kỳ.
Kết luận: Nếu bạn đang trong thai kỳ và muốn đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé thì tốt nhất cũng nên kiêng ăn khổ qua, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Hi vọng những giải đáp trên sẽ giúp những mẹ bầu có được câu trả lời về thắc mắc “bà bầu ăn khổ qua được không?”.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.