More
    HomeSống KhỏeGiải đáp: Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn?

    Giải đáp: Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn?

    - Advertisement -spot_img


    Gammaphil và Cetaphil là hai dòng sữa rửa mặt hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người phân vân giữa hai dòng sản phẩm này. Chính vì vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có được sự lựa chọn chính xác nhất nhé!

    Tổng quan về sữa rửa mặt Gammaphil 

    Thành phần chính 

    Một trong những điểm nổi bật của sản phẩm sữa rửa mặt Gammaphil nằm ở thành phần tối giản giúp ngăn chặn các kích ứng xuất hiện. Sản phẩm không chứa xà phòng, không hương liệu nên đặc biệt phù hợp cho làn da nhạy cảm hoặc làn da dễ mọc mụn. Ngoài nước, trong sản phẩm này còn có chứa nhiều thành phần lành tính như:

    • Propylene glycol: Giúp dưỡng ẩm, cấp ẩm cho da cũng đồng thời giúp hòa tan các chất còn lại có trong công thức sản phẩm.
    • Sodium Lauryl Sulfate: Đây là một chất làm sạch chiếm một lượng rất nhỏ trong sản phẩm giúp làm sạch da hiệu quả.
    Giải đáp Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn? 1
    Gammaphil có thành phần tối giản, lành tính

    Công dụng

    Sữa rửa mặt Gammaphil có khả năng làm sạch sâu, lấy đi bụi bẩn, bã nhờn ở lỗ chân lông giúp trả lại sự thông thoáng cho da. Đồng thời, sản phẩm này giúp ngăn chặn mụn xuất hiện và không gây khô rát cho da. Chỉ sau lần dùng đầu tiên, bạn sẽ thấy da cực kỳ sạch từ sâu bên trong lỗ chân lông.

    Sữa rửa mặt Gammaphil không bị khô căng da như một số sản phẩm sữa rửa mặt dành cho loại da mụn khác. Đặc biệt lớp dầu nhờn bị đánh bay sạch sẽ từ sâu bên trong giúp ngăn chặn tình trạng mụn trứng cá dễ dàng hơn.

    Xem thêm  Sữa dành cho người tiểu đường loại nào tốt? Cách chọn sữa cho người tiểu đường

    Đánh giá ưu, nhược điểm của dòng sản phẩm Gammaphil

    Ưu điểm:

    • Hầu như không tạo bọt, làm sạch da sâu.
    • Có độ pH phù hợp cho mọi loại da.
    • Không gây nên cảm giác khô cứng da.
    • Có thể làm sạch da nhẹ nhàng mà không gây ra tổn thương cho da.
    • Sản phẩm được các chuyên gia lựa chọn để hỗ trợ điều trị mụn và khăc phục tình trạng da nhạy cảm.
    • Giá thành rẻ phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

    Nhược điểm:

    • Sản phẩm có mùi hương khá hắc.
    • Có chứa một lượng nhỏ SLS.
    • Đối với những bạn da dầu thường sẽ có cảm giác không sạch hẳn.

    Tổng quan về dòng sữa rửa mặt Cetaphil

    Thành phần chính 

    Sữa rửa mặt Cetaphil có các thành phần chính sau:

    • Propylene glycol: Giúp hydrat hóa và duy trì độ ẩm nhất định trong cấu trúc da đồng thời làm giảm thoát hơi nước và hạn chế tình trạng khô căng sau khi rửa mặt.
    • Cetyl alcohol: Giúp làm mềm và dịu da hiệu quả.
    • Glycerin: Có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu và tạo ra lớp màng bảo vệ da.
    • Zinc sulfate: Có công dụng sát trùng nhẹ và làm giảm viêm sưng ở da. Ngoài ra, Zinc sulfate còn giúp hỗ trợ hoạt động miễn dịch và phục hồi các tổn thương trên da.
    Giải đáp Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn? 2
    Cetaphil chứa các thành phần dịu nhẹ, duy trì độ ẩm cho làn da

    Công dụng của sữa rửa mặt Cetaphil

    Sữa rửa mặt Cetaphil có các công dụng chính như sau:

    • Giúp Loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da hiệu quả.
    • Duy trì độ ẩm và giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ cho da nhất là trong mùa đông.
    • Làm dịu những vùng da bị sưng viêm và giảm hiện tượng nóng rát trên da.
    • Hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng của các bệnh viêm da cơ địa.
    • Giảm kích ứng và cháy nắng cho da.
    Xem thêm  Giải đáp thắc mắc việc điều trị ung thư ảnh hưởng đến dinh dưỡng như thế nào

    Chính bởi những công dụng tuyệt vời trên sữa rửa mặt Cetaphil còn được dùng để tẩy trang, vệ sinh cơ thể, bảo vệ da khỏi tình trạng hăm và kích ứng. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ điều trị các loại viêm da thường gặp như hăm da, rôm sảy, mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa,…

    Đánh giá ưu và nhược điểm của sữa rửa mặt Cetaphil 

    Ưu điểm:

    • Sữa rửa mặt Cetaphil giúp làm sạch dịu nhẹ, không làm khô da và cân bằng độ pH cho da.
    • Đây là sản phẩm an toàn, phù hợp với mọi loại da.
    • Sản phẩm được các chuyên gia da liễu khuyên dùng trong điều trị da mụn, da nhạy cảm.
    • Thiết kế chắc chắn, nhỏ gọn thuận tiện khi mang đi du lịch.

    Nhược điểm:

    • Có mùi hương hơi nồng nên sẽ không thích hợp cho các bạn không thích sản phẩm có mùi.
    • Công thức làm sạch da dịu nhẹ nên không mang lại tác dụng làm sạch sâu khi bạn trang điểm đậm.

    Đánh giá Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn

    Hiện nay, có khá nhiều thắc mắc xoay quanh việc Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn. Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ điểm qua một số điều đặc biệt sau:

    • Về bao bì: Cả hai sản phẩm đều sử dụng tone màu chủ đạo là trắng và xanh biển. 
    • Thành phần: Cả hai sản phẩm này đều giảm thiểu tối đa các thành phần. Đặc biệt ở Gammaphil còn ít thành phần hơn Cetaphil. Bên cạnh đó, độ pH của cả hai cũng tương tự nhau tuy nhiên thành phần có trong Cetaphil hiện mang tới nhiều tranh cãi hơn khi có chứa thành phần tẩy rửa nhưng liều lượng không nhiều.
    • Texture: Hai loại sản phẩm đều là dạng sữa lỏng màu trắng, không tạo bọt và có mùi khá hắc.
    • Cảm nhận: Cả 2 dòng sữa rửa mặt này đều mang lại cảm giác dịu nhẹ, làm sạch da. Tuy nhiên nhiều khách hàng đã sử dụng cả hai sản phẩm này cho biết Cetaphil sẽ mang tới cảm giác sạch và thoải mái hơn.
    • Giá thành: Sữa rửa mặt Cetaphil có mức giá cao hơn hẳn so với Gammaphil.
    Xem thêm  Break out là gì? Nguyên nhân và cách xử lý khi da bị break out
    Giải đáp Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn? 0
    Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn là thắc mắc của nhiều người

    Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu để giúp bạn giải đáp thắc mắc Gammaphil và Cetaphil cái nào tốt hơn. Nhìn chung cả hai sản phẩm đều có những ưu và nhược điểm riêng nên tùy vào tình trạng da của từng bạn mà cân nhắc để lựa chọn cho mình sản phẩm ưng ý nhất.



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img