Quả dứa không những mang lại hương vị thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Vậy ăn dứa có tác dụng gì? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng có trong quả dứa
Dứa là một loại quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C, A, K, mangan, B6, vitamin, canxi, choline, phốt pho, kẽm và selen và một số hợp chất nhanh bay hơi đặc trưng khác.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ít nhất 30 hợp chất dinh dưỡng cùng hoạt tính sinh học được chiết xuất ta từ dứa. Trong đó gồm các loại đường, polyphenol cùng axit hữu cơ (đa phần là axit xitric và L-malic).
Dù có khá ít calo, nhưng với một khẩu phần ăn dứa cung cấp khoảng 131% lượng vitamin C chống oxy hóa hàng ngày. Chúng rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giảm các cơn ho, cúm hoặc cảm lạnh.
Dứa là loại quả chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Với hàm lượng giá trị trong quả dứa khá dồi dào, nên việc ăn dứa thường xuyên cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:
Giúp tiêu hoá dễ dàng
Ăn dứa sẽ rất tốt cho những người bị suy tuyến tụy không đủ khả năng tạo ra các enzyme tiêu hóa. Bằng cách ăn trong bữa ăn có thể nấu thành những món bổ dưỡng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa tốt hơn.
Dứa hỗ trợ giúp cải thiện hệ tiêu hoá tốt hơn
Ăn dứa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư
Theo các nghiên cứu cho thấy, enzyme bromelain có trong dứa có chức năng ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư vú, ống mật, ung thư ở da, hệ thống dạ dày và ruột kết.
Không những thế, Bromelain sạch sẽ kích thích hệ miễn dịch tăng sản sinh bạch cầu để nâng cao khả năng ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào này.
Hỗ trợ tăng cường miễn dịch và kháng viêm
Trong dứa có chứa lượng lớn khoáng chất, vitamin và những enzyme như bromelain giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa viêm hiệu quả. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em đã ăn dứa sẽ giảm tỷ lệ nhiễm trùng và vi khuẩn tốt hơn so với trẻ không ăn.
Dứa có khả năng kháng viêm khá tốt
Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp
Nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy, enzyme bromelain rất hiệu quả trong việc chống viêm, cải thiện tình trạng viêm khớp, nhất là viêm khớp dạng thấp.
: Xử lý khi bị đau nhức xương khớp
Ảnh hưởng tích cực tới mô và tế bào
Dứa có thể cung cấp lượng lớn vitamin C là những chất thiết yếu cho các mô và tế bào. Nhờ đó tăng tiết collagen – thành phần protein tái tạo da, thành mạch máu cùng nhiều cơ quan, cũng như làm tăng khả năng làm lành các vết thương hiệu quả.
Tốt cho tuần hoàn máu
Trong dứa có một hàm lượng đồng dồi dào, nên có khả năng hỗ trợ sản sinh ra các tế bào hồng cầu trong cơ thể khá tốt. Qua đó, cải thiện chức năng hệ tuần hoàn cho máu lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể.
Ăn dứa tốt cho tuần hoàn máu
Làm giảm nguy cơ đông máu
Kali trong dứa là chất có tác dụng làm giãn mạch, giảm bớt áp lực của mạch máu. Điều này giúp giảm nguy cơ bị đông máu, tránh tích tụ các mảng bám trong mạch máu và động mạch. Từ đó, có thể ngăn ngừa nguy gây đau tim hay đột quỵ.
: Thực phẩm giúp giảm nguy cơ đau tim
Giảm căng thẳng
Chất serotonin có trong dứa có tác dụng chống căng thẳng tự nhiên hỗ trợ cho các hormone và thần kinh có thể thư giãn.
Làm đẹp da
Nước ép dứa có lượng lớn vitamin C và chất chống oxy hóa để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, da không đều màu và các tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Chống lão hoá hiệu quả khi ăn dứa
Ăn nhiều dứa có tốt không?
Bên cạnh việc quan tâm đến ăn dứa có tác dụng gì? thì chúng ta còn phải chú ý tới các vấn đề nghiêm trọng của việc ăn dứa quá nhiều như: dị ứng, răng dễ nhạy cảm hơn, tiêu chảy…
Vậy nên, theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nam giới trên 19 tuổi hay phụ nữ từ 19 – 30 tuổi chỉ nên sử dụng khoảng 2 ly sinh tố dứa/ngày để nâng cao sức khỏe. Còn phụ nữ trên 31 tuổi thì chỉ nên uống tối đa 1.5 cốc/ ngày.
Một số sai lầm khi ăn dứa cần biết
Phụ nữ mang thai không được ăn dứa
Ăn dứa trên thực tế là sẽ không tốt cho các bà bầu đặc biệt là khi chỉ mới mang thai 3 tháng đầu. Bởi vì, chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tăng co bóp tử cung nhất là những trái dứa xanh. Cho nên, khi các bà mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn dứa quá nhiều sẽ có nguy cơ cao bị sảy thai.
Ăn dứa khi bị chảy máu
Theo các nghiên cứu cho thấy, dứa có chức năng phân hủy fibrin ngăn ngừa tụ huyết. Cho nên những ai bị chảy máu hoặc có các dấu hiệu như chảy máu cam, vết thương lớn, sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết… Tránh ăn dứa để không gây hại đến sức khỏe.
Ăn dứa bị dập nát
Dứa là loại cây bụi, mọc sát đất, có vỏ lớn và khá sần sùi. Cũng là môi trường tốt để các loại nấm nhanh chóng phát triển. Nếu dứa bị dập, các loại nấm và vi khuẩn sẽ xâm nhập và phát triển bên trong quả dứa từ đó gây ngộ độc khi được hấp thụ vào cơ thể.
Ăn dứa khi đói bụng
Dứa sẽ cung cấp các hợp chất hữu cơ và bromelin. Chúng sẽ tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột. Khi bụng rỗng thì sẽ tăng khả năng tiết dịch vị nhiều hơn. Theo thời gian sẽ làm thành dạ dày bị mòn, gây thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Ăn dứa xanh
Ăn hoặc uống quá nhiều nước ép dứa xanh sẽ gây hại rất lớn đến sức khỏe. Bởi khi đó dứa sẽ trở nên độc hại, gây nôn mửa và tiêu chảy nặng. Còn nếu ăn quá nhiều lõi dứa thì sẽ làm cho các búi chất xơ sẽ dần hình thành trong đường ruột.
Việc ăn dứa cần phải chú ý để đảm bảo an toàn
Những đối tượng nên hạn chế ăn dứa
Tuy có thể mang lại rất nhiều ích lợi là thế nhưng không phải đối tượng nào cũng thực sự thích hợp để dùng loại trái cây này. Cho sau đây là các đối tượng khuyến cáo không nên ăn dứa như sau:
- Người có cơ địa dị ứng
- Người bị đái tháo đường
- Người mắc bệnh tăng huyết áp
- Các đối tượng bị viêm răng, lở loét khoang miệng
- Người dễ bốc hỏa
- Người mắc bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày
Một số lưu ý khi ăn dứa tốt cho sức khỏe
- Nêu ưu tiên mua dứa tươi còn nguyên cả quả.
- Không ăn dứa dập nát.
- Nên tiến hành gọt sạch lớp vỏ, loại bỏ hết mặt.
- Rửa dứa bằng nước muối loãng trước khi ăn.
- Người có biểu hiện chảy máu các loại không nên ăn dứa.
- Tránh ăn dứa vào lúc đói bởi các acid hữu cơ và bromelin trong có trong dứa sẽ tác động lên dạ dày, gây nôn nao, khó chịu,…
Hy vọng, với những chia sẻ của Pharmacity trên đây về việc ăn dứa có tác dụng gì? mong rằng các bạn sẽ có thêm hiểu biết về tác dụng của dứa và khai thác đúng cách để nâng cao sức khỏe cho bản thân mình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
Ăn việt quất mỗi ngày tốt cho sức khoẻ như thế nào? Bạn nên biết!
Ăn sầu riêng kiêng gì? Những điều cấm kị khi ăn sầu riêng tránh ngộ độc bạn nên biết
12 lợi ích bất ngờ khi ăn chuối tiêu mỗi ngày