More
    HomeSống KhỏeDùng thuốc acyclovir bôi thủy đậu được không?

    Dùng thuốc acyclovir bôi thủy đậu được không?

    - Advertisement -spot_img


    Bệnh thủy đậu thường không quá nguy hiểm nhưng nhiều người lại rất lo lắng và sử dụng thuốc không đúng cách. Vậy thuốc acyclovir bôi thủy đậu được không?

    1. Biểu hiện của bệnh thủy đậu

    Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.

    Dùng thuốc acyclovir bôi thủy đậu được không 1

    Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra

    Bệnh thủy đậu trải qua 4 giai đoạn: 

    • Đầu tiên là thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 14-15 ngày. Khi mà bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thời kỳ này có thể ngắn hơn.
    • Tiếp theo là thời kỳ khởi phát (24-48h), người bệnh sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm nhiễm dịch kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban  là những nốt hồng ban nổi trên nền da bình thường.
    • Sau đó là thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên nền da màu hồng, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. 
    • Cuối cùng là thời kỳ hồi phục: sau khoảng 1 tuần, hầu hết bóng nước đóng mày, đa số không để lại sẹo trừ các bóng nước bị bội nhiễm.

    2. Dùng thuốc acyclovir bôi thủy đậu được không?

    Thủy đậu là bệnh lành tính, thuốc kháng virus chỉ dùng trong các trường hợp nặng, phòng biến chứng nhưu viêm phổi, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày.

    Xem thêm  Túi thừa bàng quang là gì? Có nguy hiểm không?

    Khi đó tùy trường hợp mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Thuốc thường dùng trong điều trị thủy đậu đó là Acylovir.

    Dùng thuốc acyclovir bôi thủy đậu được không 2

    Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase

    Acyclovir bôi thủy đậu có được không? Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Khi dẫn xuất guanosin vào cơ thể dưới tác dụng của thymidin kynase và một số enzym khác tạo thành acyclovir triphosphat, mặt khác, nó gắn vào cuối chuỗi ADN và đóng vai trò là chất kết thúc chuỗi ADN, vì vậy, nó ức chế sự nhân lên của virus.

    Đáng lưu ý là nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50-100 lần ở tế bào lành và ADN của virus nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat với tế bào lành ít hơn rất nhiều so với tế bào bị nhiễm virus.

    Acyclovir bôi thủy đậu có được không? Khi sử dụng Acyclovir người bệnh có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi… và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc.

    Acyclovir bôi thủy đậu có được không? Thuốc Acyclovir có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5-7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa.

    Xem thêm  Nhiễm trùng máu ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng của trẻ nhỏ. Đối với những trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

    Ngoài ra, cần phải giữ vệ sinh cơ thể, tránh bội nhiễm đặc biệt là ở da. Tăng cường dinh dưỡng, ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như sữa, cháo, súp nấu với thịt, uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt khi thủy đậu kèm theo sốt. Giữ ấm để tránh bội nhiễm khác, nhất là ở đường hô hấp và đường tiêu hóa. 

    Đối với điều trị thủy đậu ở trẻ em, nên cho bé nghỉ học trong thời gian này để cách ly bé với các bạn cùng lớp, tránh lây nhiễm. Điều quan trọng nhất trong khi bị thủy đậu là phải giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, tránh việc để nhiễm khuẩn các bọng nước khiến gây ra những biến chứng nguy hiểm.

    Thu Hà



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img