Đột quỵ xảy ra do sự gián đoạn lưu lượng máu đến não (mạch máu bị tắc hoặc vỡ), tình trạng này sau đó gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng như: giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nuốt,… Vậy đột quỵ là gì? Đột quỵ có di truyền không? Cách phòng ngừa đột quỵ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Đột quỵ là gì? Đột quỵ có di truyền không?
Đột quỵ não còn được sử dụng tên gọi khác là tai biến mạch máu não, xảy ra do hai nguyên nhân là vỡ xuất huyết mạch mạch não hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Dù xảy ra do nguyên nhân nào, nhưng nhìn chung khi lưu lượng máu tại động mạch cung cấp đến các tế bào não tại một khu vực não bị gián đoạn sẽ khiến các tế bào não đó chết dần theo thời gian do không có đủ oxy nuôi dưỡng.
- Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ có thể di truyền, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này. Yếu tố di truyền có thể xảy ra ở các bệnh nền có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ như: tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ trong máu,… Ngoài ra, một số rối loạn di truyền cũng có thể dẫn đến đột quỵ, bao gồm cả bệnh hồng cầu hình liềm.
- Môi trường và điều kiện sống chung trong một gia đình có thể là yếu tố tiềm ẩn làm tăng nguy cơ đột quỵ đối với các thành viên trong gia đình đó. Ví dụ, ở những gia đình có người từng đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường,… do thói quen ăn uống hoặc lối sống ít vận động, thì các thói quen chung đó có thể sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình. Khi đó, nguy cơ đột quỵ của các thành viên trong gia đình đó có thể cao hơn người bình thường. Nói cách khác, lịch sử sức khỏe trong gia đình có thể được xem như một yếu tố để xác định nguy cơ đột quỵ.
Di truyền ảnh hưởng đến đột quỵ như thế nào?
Lý giải tính di truyền của đột quỵ não
- Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định có tính di truyền của đột quỵ não.
- Mặc dù đột quỵ não không di truyền, một số yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, nếu trong gia đình bạn có người thân đã từng mắc bệnh đột quỵ, nguy cơ của bạn cũng có thể tăng lên do di truyền các yếu tố như gene tăng huyết áp hoặc gene tạo xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, điều này không chắc chắn là bạn sẽ mắc bệnh, chỉ là rủi ro đã được tăng lên một chút.
- Các bệnh lý nền có nguy cơ dẫn đến đột quỵ là đái tháo tháo đường, huyết áp cao, béo phì… có thể có yếu tố di truyền hay yếu tố gia đình. Một số rối loạn di truyền cũng có thể dẫn đến đột quỵ não bao gồm bệnh hồng cầu hình liềm.
- Yếu tố gia đình bao gồm môi trường và điều kiện sống chung trong một gia đình cũng có thể là yếu tố tiềm ẩn làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ não ở các thành viên trong gia đình đó. Lý do là bởi các thành viên có chung nhiều gen, chung lối sống, chung môi trường sống, chung chế độ ăn, nên có thể có nguy cơ mắc bệnh giống nhau nhiều hơn.
- Ví dụ cụ thể là những gia đình có người từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu… do thói quen ăn uống, lối sống ít vận động. Các thói quen này có thể sẽ ảnh hưởng đến các thành viên trong đình. Do đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ ở các thành viên cũng sẽ cao hơn so với những gia đình bình thường khác.
- Vậy nên, nếu có tiền sử gia đình về đột quỵ, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và theo dõi sức khỏe của bạn.
Cách phòng ngừa đột quỵ
- Yếu tố nguy cơ của đột quỵ là huyết áp cao, theo thời gian, có thể làm suy yếu thành của các động mạch nhỏ trong não. Để cải thiện huyết áp và hạn chế nguy cơ đột quỵ, nên giảm uống rượu, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng (không thừa muối, đường và chất béo), tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày hoạt động thể chất) và để kiểm soát cân nặng.
- Đặc biệt, huyết áp nên được kiểm tra thường xuyên. Để giảm nguy cơ đột quỵ liên quan đến tăng huyết áp động mạch, việc điều trị phải được tuân thủ nghiêm ngặt đối với các bệnh nhân bị bệnh về huyết áp.
Ngoài ra, một số các biện pháp khác giúp giảm nguy cơ đột quỵ như:
- Ngừng hút thuốc, thuốc lá có xu hướng thu hẹp đường kính của động mạch và thúc đẩy sự xuất hiện của các cục máu đông và rối loạn nhịp tim. Do đó, hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 lần.
- Giảm mức cholesterol thông qua chế độ ăn uống, cholesterol xấu (LDL) tích tụ trên thành động mạch dưới dạng chất béo lắng đọng (mảng xơ vữa động mạch). Theo thời gian, làm giảm đường kính của động mạch và cản trở quá trình lưu thông máu (xơ vữa động mạch).
- Kiểm soát bệnh tiểu đường, nếu bệnh tiểu đường được kiểm soát kém, lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng thành động mạch.
- Điều trị các vấn đề về tim nếu có.
Bên cạnh đó, hiện nay việc khám tầm soát nguy cơ đột quỵ là một trong những biện pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về đột quỵ, cách phòng ngừa đột quỵ. và trả lời cho câu hỏi đột quỵ có di truyền không.