Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Bài viết dưới đây Pharmacity sẽ giúp bạn nắm rõ những nguyên nhân gây ung thư máu, đối tượng nào dễ mắc ung thư maus để có cách phòng ngừa tốt hơn.
Ung thư máu là gì?
Ung thư máu là gì?
Ung thư máu là hiện tượng lượng bạch cầu tăng quá nhanh và quá nhiều trong thời gian ngắn. Dẫn đến tình trạng hồng cầu bị phá hủy khiến cho người bệnh bị thiếu hụt.
Ung thư máu là bệnh ung thư ác tính mà không hình thành nên các khối u như nhiều bệnh ung thư khác. Ung thư máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Tiếp xúc với chất phóng xạ.
- Làm việc trong môi trường ô nhiễm có quá nhiều hóa chất (formaldehyde, benzene…).
- Thay đổi cấu trúc gen.
Dấu hiệu nhận biết
Ung thư máu tuy khó phát hiện sớm những cũng có một số biểu hiện cảnh báo mà người bệnh có thể nhận thấy được. Cụ thể là:
- Xuất hiện những đốm đỏ trên da: Đây là hệ quả của việc sụt giảm nhanh tiểu cầu.
-
- Nhức đầu dữ dội: Nguyên nhân bắt nguồn từ lượng hồng cầu giảm, khiến cho không cung cấp đủ oxy lên não. Cơn đau đầu có thể còn kèm theo da xanh xao, đổ nhiều mồ hôi.
- Đau xương: Đau là một trong những dấu hiệu chính của bệnh. Những cơn đau có thể nhẹ/nặng tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Cơn đau xuất hiện nhiều ở các vùng khớp đầu gối, cánh tay, lưng…
- Dưới da nổi các hạch bạch huyết nhưng không gây đau.
- Mệt mỏi và xanh xao: Sự thiếu hụt hồng cầu trong máu đột ngột, hay đơn giản hơn là thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể người bệnh luôn xanh xao, mệt mỏi.
- Thường xuyên bị sốt cao: Ung thư máu làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm. Bởi vậy những biểu hiện như nhiễm trùng và sốt có xảy ra rất thường xuyên.
- Liên tục chảy máu cam: Khi bị ung thư máu, lượng tiểu cầu giảm nhanh làm giảm khả năng cầm máu. Bởi vậy, bệnh nhân dễ bị chảy máu cam.
- Đau bụng: Ở giai đoạn nghiêm trọng, gan và lá lách có thể sưng tấy lên, gây cảm giác đầy hơi, đau tức bụng, ăn không ngon, buồn nôn hoặc ói mửa.
Xuất hiện những đốm đỏ trên da khi mắc bệnh ung thư máu
Các loại ung thư máu
Bệnh bạch cầu
Đây là một loại bệnh ung thư của các mô tạo máu trong cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh bạch cầu thường liên quan đến các tế bào bạch cầu – đây được xem là những chiến binh chống nhiễm trùng mạnh mẽ. Ở trạng thái bình thường các tế bào bạch cầu sẽ phát triển và phân chia một cách có trật tự. Nhưng ở những người bị bệnh, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường và không không có khả năng chống nhiễm trùng cơ thể.
Lymphoma (Ung thư hạch)
Lymphoma là thuật ngữ chung cho các bệnh ung thư phát triển trong hệ thống bạch huyết. Hệ thống bạch huyết được tạo thành từ một mạng lưới rộng lớn bao gồm các mạch tương tự như mạch máu và phân nhánh đến tất cả các mô của cơ thể. Các mạch này chứa bạch huyết là một chất lỏng không màu, chứa các tế bào bạch huyết có khả năng chống nhiễm trùng. Các tế bào này bảo vệ chúng ta bằng cách tạo ra các kháng thể và tiêu diệt các vi sinh vật có hại như vi khuẩn và virus.
Ung thư hạch bắt nguồn từ việc phát triển tế bào lympho B và tế bào lympho T của bạch cầu trải qua một sự thay đổi ác tính. Điều này có nghĩa là chúng nhân lên mà không có bất kỳ thứ tự thích hợp nào, tạo thành các khối u của tế bào ung thư. Những khối u này gây sưng tấy ở các hạch bạch huyết và các bộ phận khác của cơ thể.
U tủy
U tủy là một bệnh ung thư của các tế bào plasma, chúng phát triển khi các tế bào huyết tương trải qua một sự thay đổi thành ung thư hoặc ác tính. Các u tủy sẽ nhân bản một cách xáo trộn và tạo thành các tập hợp được gọi là khối u tích tụ ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các khối u này tiết ra hóa chất kích thích các tế bào tủy xương khác (tế bào hủy xương) để loại bỏ canxi khỏi xương. Kết quả là xương có thể trở nên yếu hơn, giòn hơn và dễ gãy hơn.
Bệnh ung thư máu sống được bao lâu?
Bệnh ung thư máu ảnh hưởng đến cả trẻ em lẫn người lớn và chiếm gần 10% các trường hợp ung thư ở Mỹ mỗi năm. Điều đó có nghĩa là khoảng 178.520 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu trong năm. Trong số những trường hợp này, 34% sẽ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, 48% bị ung thư hạch và 18% bị u tủy.
Trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã giúp cải thiện kết quả điều trị đáng kể cho những người mắc bệnh ung thư máu. Theo Hiệp hội bệnh bạch cầu và ung thư bạch huyết, 66% những người được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu sống được 5 năm hoặc lâu hơn. Tỷ lệ đó tăng lên 75% đối với ung thư hạch không Hodgkin và 89% đối với ung thư hạch Hodgkin.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh ung thư máu?
- Từng điều trị bệnh ung thư bằng một số phương pháp như hóa trị, xạ trị.
- Rối loạn di truyền: khi xuất hiện các gen bất thường trong cơ thể thì bạn cũng có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn, chẳng hạn như người mắc hội chứng Down cũng có nguy cơ đối diện với bệnh ung thư máu
- Những người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, độc hại chẳng hạn như tiếp xúc quá nhiều với benzen- có nhiều trong xăng và dùng nhiều trong ngày hóa dầu…cũng có nguy cơ cao với bệnh bạch cầu.
- Hút thuốc lá: Đây là thói quen xấu có thể gây ra nhiều loại bệnh tật khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng, các bệnh về tim mạch,.. không những vậy, chất độc trong thuốc lá còn có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh bạch cầu myeloid cấp tính.
Trong gia đình có người mắc bệnh ung thư máu. Lưu ý, nếu trong gia đình đã từng có thành viên mắc ung thư máu thì các thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn những đối tượng khác.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư máu
Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của các bệnh ung thư máu. Nhưng bạn có thể ngăn ngừa ung thư máu bằng cách:
- Tránh tiếp xúc với bức xạ, hóa chất như thuốc trừ sâu
- Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức
- Xây dựng lối sống lành mạnh
- Ăn uống đủ chất
- Luyện tập thể thao thường xuyên
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.