Virus Rota là gì?
- Rotavirus là một loại virus gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Hàng năm, trên thế giới có đến hơn 215.000 ca tử vong do virus này gây ra. Loại virus này lây lan mạnh gây viêm dạ dày và ruột, người bệnh có những triệu chứng như tiêu chảy nặng, nôn ói, sốt, đau bụng và mất nước ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và một số người trưởng thành.
- Virus Rota có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, có thể sống hàng giờ ở trên bàn tay và trên các bề mặt rắn. Đặc biệt, rotavirus có thể sống ổn định và gây ra bệnh khi sống trong phân 1 tuần.
- Bệnh tiêu chảy Rotavirus xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường phân bố ở các nước có khí hậu ôn đới và bệnh xảy ra theo mùa, nhất là vào mùa đông. Còn ở những nước nhiệt đới, bệnh xảy ra quanh năm.
- Con đường lây truyền:
- Phân của trẻ em mắc bệnh tiêu chảy rota hoặc người bình thường nhưng có mang trong mình virus rota sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, có thể là những vật dụng tiếp xúc xung quanh.
- Virus Rota lây truyền cho trẻ em qua đường phân- miệng.
- Ngoài ra, virus này cũng lây qua đường hô hấp.
Virus Rota gây tiêu chảy ở người, đặc biệt là trẻ em
Những hậu quả từ tiêu chảy cấp do virus Rota
Hậu quả của tiêu chảy cấp do virus Rota có thể chia thành hai nhóm chính: biến chứng cấp tính và biến chứng lâu dài.
Biến chứng cấp tính: Thường gặp nhất là mất nước do tiêu chảy và nôn mửa nhiều. Mất nước có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như:
- Trụy mạch: Mất nước nặng khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể giảm, dẫn đến tụt huyết áp, suy giảm chức năng các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong.
- Rối loạn điện giải: Việc mất đi nhiều nước và chất điện giải có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, cơ bắp và hệ thần kinh.
- Suy thận cấp: Mất nước nặng có thể khiến thận không hoạt động hiệu quả, dẫn đến suy thận cấp.
Ngoài ra, tiêu chảy cấp do virus Rota cũng có thể dẫn đến một số biến chứng khác như:
- Viêm phổi: Virus Rota có thể xâm nhập vào phổi và gây viêm phổi.
- Viêm gan: Virus Rota có thể gây viêm gan, khiến gan hoạt động kém hiệu quả.
- Viêm não: Trong trường hợp hiếm gặp, virus Rota có thể xâm nhập vào não và gây viêm não.
Biến chứng lâu dài của tiêu chảy cấp do virus Rota thường ít gặp hơn, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau:
- Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy và nôn mửa có thể khiến trẻ mất đi nhiều chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Chậm phát triển: Suy dinh dưỡng do tiêu chảy cấp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
- Bệnh viêm ruột: Trong một số trường hợp, virus Rota có thể gây tổn thương ruột vĩnh viễn, dẫn đến bệnh viêm ruột.
Dinh dưỡng cho người khi bị tiêu chảy Virus Rota
Nhiều người mặc dù đã sử dụng các loại thực phẩm phù hợp với bệnh trạng nhưng vẫn không thể dứt bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân rất có thể là chưa có một chế độ ăn uống khoa học.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy phải bảo đảm:
- Thực phẩm bù nước và điện giải cho cơ thể: Để bù nước và chất điện giải, người bệnh tiêu chảy nên bổ sung nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm và nước rau quả.
- Chế độ ăn tăng dần khối lượng thực phẩm: Chuyển thức ăn loãng dần sang thức ăn đặc. Cụ thể, thời gian đầu có thể chọn cháo loãng, súp. Sau đó chuyển sang ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền, thịt nạc băm…
Người bị tiêu chảy nên bắt đầu với thức ăn loãng: cháo loãng, súp
- Tránh các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ hoặc rau có nhiều xơ.
Giờ ăn cũng rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh mà bác sĩ và người nhà bệnh nhân để sắp xếp giờ ăn hợp lý, bổ sung đủ chất cho bệnh nhân. Hạn chếviệc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh càng trầm trọng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.