Một số loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm chóng mặt thường liên quan với lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết).
Nguyên nhân gây chóng mặt
Chóng mặt là cảm giác bị quay hoặc chuyển động, thường đi kèm với buồn nôn, lú lẫn và thăng bằng kém. Nguyên nhân có thể bao gồm rối loạn tuần hoàn não, rối loạn ở tai trong, say tàu xe, dùng thuốc đái tháo đường, ung thư, dị ứng và nhiễm trùng.
Theo Trung tâm Y tế Maryland (UMMC), các loại thực phẩm nhất định có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm chóng mặt thường liên quan với lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Điều trị nguyên nhân bệnh lý gây ra chóng mặt là cần thiết và cho kết quả tốt nhất.
Thực phẩm ngăn ngừa hạ đường huyết
Thịt nạc protein
Protein cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Protein còn giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do ăn vội, ăn uống ít và hạ đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường.
Tăng protein, như là một phần của một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp cân bằng tổng thể, có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết.
Nguồn protein tối ưu là có ít chất béo bão hòa và không bao gồm da như thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng/lòng trắng trứng, đậu hũ và sữa đậu nành hoặc các sản phẩm ít chất béo.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là hạt đã không bị tước bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt và các vitamin nhóm B.
Với những lý do này, cho thấy ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như một phương tiện ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.
Những người bị thiếu máu do thiếu sắt đặc trưng bởi chóng mặt và mệt mỏi, cũng có thể hưởng lợi từ việc tiêu thụ thường xuyên của các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ngũ cốc nguyên hạt, lúa nương, lúa mạch và bắp rang. Để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thích hợp khi mua các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt nên dựa trên bảng liệt kê các thành phần chính trên nhãn dinh dưỡng.
Nước ép trái cây, trái cây khô hoặc Soda
Khi lượng đường trong máu giảm đáng kể, nó có thể gây ra chóng mặt đột ngột và dữ dội. Mặc dù chứng chóng mặt có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng là một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường và đang điều trị bệnh đái tháo đường.
Ngoài việc giám sát glucose máu thường xuyên, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo một món ăn có chứa 15-20 gram carbohydrate như một phương tiện để khắc phục suy giảm lượng đường trong máu đột ngột.
Ví dụ về các loại thực phẩm có chứa 15-20 gam carbohydrate bao gồm 1/2 ly nước ép trái cây nguyên chất; soda có đường và hai muỗng canh nho khô không đường hoặc trái cây khô khác.
Nếu chóng mặt vẫn tiếp tục sau khi một món ăn chứa carbohydrate, cần thiết đến chăm sóc y tế kịp thời.
TS.BS. Lê Thanh Hải
(tham khảo Live Strong)