Sau mổ ruột thừa, để rút ngắn thời gian hồi phục người bệnh cần lưu ý tuân thủ các yêu cầu, hướng dẫn của bác sĩ trong chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt, luyện tập… Vậy sau mổ ruột thừa bao lâu có được uống rượu bia? Nên ăn và không ăn thực phẩm gì để nhanh hồi phục? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay sau đây?
Người bị viêm ruột thừa có uống bia rượu được không?
Theo các bác sĩ và chuyên gia về tiêu hóa, rượu bia vốn là những chất kích thích không có lợi cho sức khỏe, gây hại cho hệ tiêu hóa, tim, thận, não và hệ thần kinh.
Với những người vừa mổ ruột thừa không nên uống rượu bia, đặc biệt ít nhất trong vòng 24 tiếng sau mổ cắt bỏ viêm ruột thừa. Người bệnh cần tuyệt đối kiêng bia rượu cũng như các loại đồ uống có cồn khác đến khi sức khỏe phục hồi, vết mổ lành lại. Sau khi kết quả tái khám không có gì bất thường ở vết mổ và được sự cho phép của bác sĩ.
Không nên uống rượu bia, đặc biệt ít nhất trong vòng 24 tiếng sau mổ cắt bỏ viêm ruột thừa
Tuy nhiên ngay cả khi bác sĩ đã đồng ý, bạn cũng không nên uống nhiều rượu bia để tránh làm tổn hại đến sức khỏe, nên hạn chế tối đa việc uống rượu bia sau mổ hay khi sức khỏe đã hồi phục.
Có một số hậu quả của việc uống bia rượu khi bị viêm ruột thừa bạn cần biết:
- Rượu bia có thể làm giãn mạch và gây ra tình trạng sưng huyết, gây đau đớn cho người bệnh.
- Uống rượu bia quá nhiều làm giảm lượng bạch cầu. Bạch cầu vốn có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt vi khuẩn, khi số lượng bạch cầu giảm làm vết thương dễ bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.
- Người bệnh sau phẫu thuật được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Nếu dùng thuốc kháng sinh cùng đợt với rượu bia hay các loại chất kích thích thần kinh thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh, đôi khi còn làm thay đổi tính chất của thuốc.
Chất men trong bia rượu làm cho máu bị loãng, tăng nguy cơ chảy máu trong ruột
Nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe?
Thời gian hồi phục sau khi bị viêm ruột thừa phụ thuộc rất lớn vào chế độ chăm sóc, ăn uống. Theo các chuyên gia sức khỏe, người bệnh nên gì ăn khi bị viêm ruột thừa:
- Các nhóm thức ăn mềm, dễ tiêu để ổn định hệ tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng làm việc cho hệ tiêu hóa như cháo, súp, canh,…
- Bổ sung các thực phẩm giàu beta–carotene như cà rốt, bắp cải, khoai lang,… Bởi đây là tiền chất của Vitamin A có tác dụng lớn đối với người mệt mỏi, người mới ốm dậy.
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…để cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Tăng cường sử dụng các loại cá biển giàu omega-3 và protein để hỗ trợ cho quá trình phục hồi của cơ thể.
- Để bổ sung chất đạm cho cơ thể, nên ăn các loại thịt động vật nấu chín nhừ. Bạn có thể ăn thịt bò, thịt cừu, thịt gà, cá (không xương) và thịt lợn, miễn là thịt nạc. Ngoài ra, cũng có thể ăn trứng.
- Uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón.
Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp người bệnh viêm ruột thừa nhanh hồi phục
Thực phẩm không nên ăn khi bị đau ruột thừa?
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh, một số loại thực phẩm lại có tác động tiêu cực đến những vấn đề ở cơ quan này. Dưới đây là những thực phẩm cần tránh ăn gì khi bị viêm ruột thừa cũng được nhiều bác sĩ và chuyên gia về tiêu hóa nhắc đến:
- Ngoài việc kiêng rượu bia, người bệnh cũng nên kiêng tất cả các loại đồ uống có cồn và chất kích thích khác vì nó có khả năng gây tổn thương lên ruột thừa và các cơ quan của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, việc lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài có thể bào mòn niêm mạc dạ dày khiến các vấn đề xấu phát sinh như viêm dạ dày cấp tính, viêm hang vị dạ dày, …
- Thức uống có gas sẽ gây kích thích niêm mạc khiến hiện tượng viêm trở nên nghiêm trọng. Hơn nữa, khí CO2 trong thức uống này sẽ gây chướng bụng, đầy hơi. Tình trạng này có thể chèn ép lên vùng ruột thừa bị viêm và gây ra cảm giác đau đớn.
- Không hút thuốc lá.
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa thường rất khó tiêu hóa, khi người bệnh thu nạp những thực phẩm này, đường ruột có thể bị áp lực và chèn ép lên khu vực ruột thừa bị viêm. Tình trạng này có thể khiến cơn đau phát sinh và gây ra cảm giác khó chịu. Những loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa như: phô mai, socola, sữa nguyên kem, kem, thực phẩm, chế phẩm từ bơ,…
- Gia vị cay, nóng là tác nhân có khả năng kích thích và gây tổn thương lên những cơ quan của hệ thống tiêu hóa, đặc biệt ở những vị trí niêm mạc đã bị tổn thương. Tính cay, nóng của nhóm gia vị này có thể gây đầy hơi, đau rát và khó chịu, bệnh nhân viêm ruột thừa cần tránh nhóm gia vị này trong thời gian điều trị.
- Đường là một trong những loại gia vị có hại cho hệ thống tiêu hóa. Nếu người bệnh đang điều trị viêm ruột thừa, bạn cần kiêng loại gia vị này. Trong trường hợp đã phẫu thuật cắt ruột thừa, đường xem là thực phẩm tối kỵ cần kiêng cữ hoàn toàn. Khi thu nạp đường, hàm lượng glucose trong máu sẽ tăng cao gây cản trở quá trình tuần hoàn máu – khiến vết mổ chậm phục hồi.
Thực phẩm nhiều chất béo là điều tối kỵ đối với bệnh nhân viêm ruột thừa
Sau khi điều trị viêm ruột thừa, người bệnh vẫn nên kiêng cữ những loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe đường ruột. Nếu sử dụng những thức uống, thực phẩm này thường xuyên, các vấn đề tiêu hóa có thể phát sinh và tái phát nhiều lần.
Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý đến việc vận động theo hướng dẫn của bác sĩ, cần tránh làm việc nặng hay làm việc gắng sức làm ảnh hưởng đến vết mổ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.