Sau khi sinh con, nhiều bà mẹ phải đối mặt với những vấn đề về da không mong muốn, trong đó có rạn da. Rạn da sau sinh con là hiện tượng tự nhiên và phổ biến, nhưng không phải là không thể cải thiện. Bài viết này sẽ đề cập đến các phương pháp điều trị rạn da sau sinh, giúp các bà mẹ lấy lại sự tự tin và vẻ đẹp của làn da. Chúng ta sẽ cùng khám phá những bí quyết và liệu pháp hiệu quả nhất, để từng bước phục hồi và nuôi dưỡng làn da sau khi trải qua quá trình mang thai và sinh nở.
Các vết rạn xuất hiện do làn da không theo kịp tốc độ phát triển quá nhanh của cơ thể mẹ
Nguyên nhân dẫn đến rạn da
Rạn da sau sinh là kết quả của tình trạng tổn thương da do đang bị kéo căng quá mức sau đó bị thả lỏng đột ngột tạo thành những đường rãnh dài, hẹp với màu tím hoặc đỏ rồi dần dần sang màu trắng hoặc màu bạc. Rạn da xảy ra nhiều nhất ở vùng bụng, mông, ngực và đùi.Có tới 90% thai phụ bị rạn da từ tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ và sau đó các vết này lớn dần lên theo tuổi thai cũng như cân nặng của mẹ rồi cứ thế tồn tại cho đến thời kỳ sau sinh. Nguyên nhân của việc rạn da là do:
- Cân nặng tăng quá nhanh: Đây là nguyên nhân gây rạn da sau sinh phổ biến nhất. Trong thai kỳ, do mẹ bầu tăng cân nhanh chóng nên bề mặt da bị kéo căng đột ngột và không kịp thích ứng với tốc độ phát triển của cơ thể. Kết quả của nó là các sợi elastin và collagen dưới da bị đứt gãy khiến cho một số vùng da của cơ thể bị rạn.
- Yếu tố di truyền: Trường hợp gia đình có người bị rạn thì sau sinh mẹ cũng dễ bị rạn da. Đây là yếu tố thuộc về cấu trúc và di truyền da bẩm sinh.
- Độ tuổi mang thai: Mang thai khi còn quá trẻ – thời điểm cấu trúc da chưa ổn định rất dễ bị rạn da sau sinh. Hoặc nếu mang thai khi độ tuổi của mẹ đã lớn – thời điểm da đã lão hóa, giảm đàn hồi thì nguy cơ bị rạn da cũng rất cao.
- Da bị thiếu chất và khô: So với người có làn da dầu thì người sở hữu làn da khô dễ bị rạn da hơn vì cấu trúc của các sợi elastin và collagen trong da của họ yếu làm cho tốc độ lão hóa của da ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thời điểm sau sinh, nhiều mẹ chỉ chú ý chăm sóc da mặt mà quên mất việc dưỡng ẩm toàn thân nên sẽ có một số vùng da như: ngực, bụng, đùi và mông không được cung cấp đủ độ ẩm, độ đàn hồi của da kém đi và kết quả chính là sự xuất hiện của các vết rạn da.
- Vận động ít: So với những mẹ bầu không tập thể dục thì mẹ bầu thường xuyên tập thể dục ít có khả năng rạn da hơn. Nguyên nhân của điều này là do việc vận động làm cho máu được lưu thông thường xuyên, cơ và da liên tục được làm giãn ra nên khi tăng cân do mang bầu sẽ thích nghi dễ dàng hơn.
Các cách phòng ngừa rạn da trong thai kỳ
Mặc dù khó có thể phòng tránh hoàn toàn được các vết rạn da nhưng vẫn có một số cách giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng của nó:
- Dưỡng ẩm cho da: Da không được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ bị khô và làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết rạn. Các mẹ có thể sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm và uống đủ nước hằng ngày t để làn da ngậm nước.
- Nuôi dưỡng làn da từ bên trong: Mẹ có thể sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin E sẽ giúp làn da khỏe mạnh, săn chắc và có độ đàn hồi ít hơn. Làn da khỏe sẽ giúp bạn hạn chế sự ảnh hưởng của vết rạn lên da.
- Kiểm soát cân nặng: Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ là rất lớn nhưng mẹ nên lưu ý rằng: ăn nhiều để cung cấp dinh dưỡng cho 2 người nhưng không có nghĩa là ăn gấp đôi, gấp ba. Hãy tạo cho mình một chế độ ăn uống khoa học để giữ cơ thể được cân đối và giảm tình trạng rạn da sau sinh.
- Uống đủ nước: là một biện pháp tốt để ngăn ngừa hay giảm nhẹ các vết rạn da.
Các cách điều trị rạn da sau thai kỳ
Trong khi một số vết rạn da mờ đi một cách tự nhiên thành những đường mờ nhạt hoặc màu bạc, một số vết rạn da sau sinh khác vẫn sẫm màu hơn và lộ rõ hơn. Thời điểm để điều trị rạn da là khi chúng vẫn còn trong giai đoạn hơi đỏ đỏ. Một số cách điều trị sau có thể tham khảo:
- Củ nghệ tươi: Loại củ này chứa hàm lượng lớn hoạt chất Curcumin giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm cho da trở nên sáng hơn và làm mờ vết rạn hiệu quả. Nếu biết dùng nghệ tươi đúng cách tình trạng rạn da sau sinh sẽ được cải thiện tương đối sớm.
- Củ tỏi: Tỏi chứa nhiều ajoene, allicin, phytonutrients,… với khả năng chống oxy hóa cùng hàm lượng lớn lưu huỳnh có thể thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp da tăng độ đàn hồi. Không những thế, acid amin trong nghệ tươi còn cấp ẩm và tăng cường hàng rào để bảo vệ cho da. Tất cả điều này chính là cơ sở để mẹ có thể yên tâm chọn tỏi làm nguyên liệu trị rạn da sau sinh.
- Sử dụng kem bôi: Thị trường hiện có bán rất nhiều loại kem bôi được giới thiệu có tác dụng trị rạn da. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý tìm mua mà thay vào đó hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn về loại kem an toàn và phù hợp.
- Sử dụng các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ: Tại các cơ sở thẩm mỹ hiện đang áp dụng phương pháp để trị rạn da sau sinh, phổ biến nhất trong đó gồm: phẫu thuật, lăn kim, ánh sáng Laser,…
Những cách trị rạn da sau sinh
Kết luận
Những cách trị rạn da sau sinh được chia sẻ trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Tình trạng và mức độ rạn da của mỗi người không giống nhau, vì thế, để có được hiệu quả như mong muốn mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe làn da, tốt nhất các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và có những tư vấn chính xác.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.