Đĩa đệm mất nước là một trong các biểu hiện của quá trình lão hóa đĩa đệm. Bệnh gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin những điều cần biết về đĩa đệm mất nước.
Tổng quan chung đĩa đệm mất nước
Đĩa đệm mất nước (khô đĩa đệm) là tình trạng những đĩa đệm bị mất nước, dần mỏng hơn và mất khả năng đàn hồi. Tình trạng này còn được gọi là xẹp đĩa đệm.
Bệnh lý này tiến triển với 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Các đĩa đệm bị mất nước nhẹ, giảm khả năng đàn hồi. Tuy vậy, những đốt xương cột sống chưa ảnh hưởng nhiều.
- Giai đoạn hai: Đĩa đệm bị xẹp lại, dần trở nên mỏng hơn. Tình trạng này làm thay đổi cấu trúc cột sống, thu hẹp khoảng cách giữa những đốt xương, bắt đầu khởi phát nhiều bệnh liên quan tới cột sống.
- Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, những đốt xương đã dính liền một khối. Tình trạng này khiến người bệnh bị nhức dữ dội. Bệnh ở giai đoạn này rất khó điều trị dứt điểm.
Triệu chứng bệnh
Ở thời điểm mới khởi phát, triệu chứng có thể là một vài cơn đau nhẹ âm ỉ, không đau nhói nên nhiều người bệnh thường chủ quan không thăm khám.
Theo thời gian, khi đĩa đệm bị mỏng dần, người bệnh sẽ bị cứng ở lưng, gây nhiều khó khăn khi vận động. Tới giai đoạn đĩa đệm quá mỏng, xương sẽ chèn ép lên những dây thần kinh, gây đau ở lưng và cổ, thậm chí có thể đau xuống tay, chân và bàn chân.
Phần lớn người bệnh mất nước đĩa đệm sẽ có các triệu chứng như:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng cột sống cổ hoặc cột sống lưng.
- Đau tăng khi cử động như cúi người, đứng lên ngồi xuống…; khi di chuyển mạnh hay lan tới những bộ phận khác như tay, vai, hông, mông, bắp đùi.
- Suy yếu cơ, bị ngứa ran và tê tứ chi.
Nguyên nhân đĩa đệm mất nước
Quá trình lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây xẹp đĩa đệm. Khi tuổi tác càng cao, đĩa đệm sẽ dần trở nên suy yếu. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm suy giảm cùng với áp lực từ những đốt sống, khiến đĩa đệm bị xẹp đi, mất đi các chức năng vốn có.
Ngoài ra, đĩa đệm mất nước còn do những nguyên nhân như:
- Mắc những bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống…
- Chấn thương khi chơi thể thao, té ngã do va chạm, tai nạn trong lao động… làm tổn thương đến cột sống, dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan tới cột sống, trong đó có xẹp đĩa đệm.
- Ngồi quá nhiều hoặc tư thế ngồi không đúng tạo áp lực lớn lên cột sống, lâu dần có thể gây thoái hóa đĩa đệm.
- Làm các công việc nặng nhọc, thường xuyên nâng vác vật nặng không đúng cách.
- Thừa cân, béo phì.
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không đủ dưỡng chất, hút thuốc lá cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mất nước đĩa đệm.
Đối tượng nguy cơ
- Các đối tượng lao động chân tay.
- Mang vác nặng, sai tư thế
- Người thừa cân, béo phì
- Người có tiền sử gia đình đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ căng cứng của vùng lưng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm xuống và di chuyển chân theo nhiều tư thế khác nhau để xác định nguyên nhân đau. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các test về thần kinh để kiểm tra mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại, khả năng cảm nhận kích thích. Trong đa số các trường hợp, thăm khám lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử đủ để kết luận bệnh. Nếu nghi ngờ nguyên nhân khác hoặc để xác định rõ vùng nào bị tổn thương, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm:
- Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp X quang, chụp CT, chụp MRI, chụp cản quang. Các phương pháp này đều cung cấp những hình ảnh có giá trị chẩn đoán khác nhau, phục vụ việc kết luận chính xác tình trạng của bệnh nhân.
- Test thần kinh: phương pháp đo điện cơ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo các mô thần kinh. Phương pháp giúp xác định phần dây thần kinh bị tổn hại.
Phòng ngừa đĩa đệm mất nước
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như sau:
- Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống như bơi lội, đạp xe đạp. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
- Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
Điều trị đĩa đệm mất nước như thế nào?
Điều trị đĩa đệm mất nước bảo tồn, chủ yếu tránh những tư thế gây đau và giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid phong bế ngoài màng cứng. Nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể cân nhắc vật lý trị liệu.
Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần được phẫu thuật. Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng.
Một số liệu pháp thay thế uống thuốc, kết hợp với thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng:
- Phương pháp kéo nắn xương khớp
- Châm cứu
- Mát – xa
- Yoga
Chế độ sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị:
- Trong thời gian điều trị đĩa đệm mất nước, nên hạn chế các hoạt động mạnh, tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
- Đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng nặng hơn như: tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
- Tránh nằm quá nhiều: nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy thực hiện vận động nhẹ như đi lại, làm việc nhà do nằm quá nhiều gây cứng khớp cột sống và yếu cơ.
Đĩa đệm mất nước là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.