More
    HomeSống KhỏeĐi ngoài ra nước có mùi tanh có nguy hiểm không?

    Đi ngoài ra nước có mùi tanh có nguy hiểm không?

    - Advertisement -spot_img


    Đại tiện vừa là nhu cầu hằng ngày của con người, vừa là biểu hiện giúp cảnh báo một số bệnh lý mà con người đang mắc phải, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa. Tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, dù là trẻ em hay người lớn. Bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan và cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

    Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài có mùi tanh

    Tình trạng đi ngoài có mùi tanh thường liên quan đến ba nguyên nhân phổ biến sau:

    Do nhiễm khuẩn

    Nguyên nhân phổ biến làm cho phân có mùi tanh là do có nhiễm khuẩn xuất hiện trong hệ thống đường tiêu hóa. Một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh thường gặp như: Salmonella, Clostridium difficile, ký sinh trùng đơn bào Giardia,…

    Di-ngoai-co-mui-tanh-co-nguy-hiem-khong (2).png
    Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đi ngoài có mùi tanh

    Do rối loạn hấp thu đường tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm

    Việc ăn uống thiếu khoa học và dùng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hấp thu hoặc ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này khiến cơ thể không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, tăng số lượng vi khuẩn có hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đường tiêu hóa và kết quả là cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi, đi ngoài kéo dài, có mùi tanh, chua,…

    Do sử dụng thuốc

    Việc sử dụng thuốc tây, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó gây ra tình trạng đau bụng tạm thời, kèm theo việc phân bị thay đổi về tính chất. 

    Xem thêm  Cách xem độ cận trên giấy: Hướng dẫn chi tiết cho người mới

    Bên cạnh đó việc điều trị bằng kháng sinh không đúng chỉ định có thể khiến cho vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa bị tiêu diệt quá nhiều, dẫn đến sự sinh sôi không kiểm soát của các vi khuẩn có hại và kết quả là gây nhiễm khuẩn – một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh.

    Khi nào cần tìm ngay đến bác sĩ chuyên khoa?

    Không được chủ quan trước sự nguy hiểm của tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi đi kèm với một số triệu chứng dưới đây:

    • Phân có kèm máu hoặc phân đen;
    • Đau bụng, đi ngoài không kiểm soát;
    • Mệt mỏi, sốt cao, nôn;
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
    Di-ngoai-co-mui-tanh-co-nguy-hiem-khong (3).png
    Nên đến gặp ngay bác sĩ nếu đi ngoài có mùi tanh đi kèm với một số triệu chứng như: sốt cao, đau vùng thượng vị,…

    Làm thế nào để điều trị đi ngoài có mùi tanh?

    Tùy theo nguyên nhân và mức độ của tình trạng đi ngoài có mùi tanh sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Đối với trường hợp nhẹ do nhiễm khuẩn gây ra hoặc ngộ độc thực phẩm thì việc đi ngoài là phản ứng bình thường của cơ thể giúp tống vi khuẩn có hại ra khỏi lòng ruột. Những trường hợp này bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc cầm đại tiện, bởi sau khi bệnh nhân đi ngoài vài lần là có thể giảm nhẹ bệnh và tự khỏi được. 

    Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng Oresol để bù nước, điện giải hoặc dùng kháng sinh đường ruột như Ciprofloxacin 500mg. Đối với những trường hợp do bệnh lý tiêu hóa khác gây ra hoặc ngộ độc nặng, bệnh nhân cần đến gặp ngay bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị.

    Xem thêm  Giải đáp: Ăn mận có nóng không? Những lưu ý khi ăn mận có thể bạn chưa biết

    Cách phòng ngừa tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh

    Nhằm hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng

    đi ngoài ra nước có mùi tanh và bảo vệ sức khỏe đường ruột, bệnh nhân cần tuân thủ một số cách phòng ngừa sau:

    • Đảm bảo chế độ ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    • Không ăn hoặc hạn chế tối đa những loại đồ ăn tươi sống và chứa nhiều dầu mỡ như các món tái, gỏi, thực phẩm quá hạn sử dụng, thức ăn nhanh không hợp vệ sinh,…
    • Chúng ta nên bổ sung đủ hoặc nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích và không hút thuốc lá.
    • Trong giai đoạn điều trị bệnh cần ăn các loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu, bổ sung tinh bột và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm áp lực mà hệ tiêu hóa phải chịu và giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
    • Tạo cho bản thân thói quen đi đại tiện vào khung thời gian cố định trong ngày.
    • Để hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe cũng như có được niềm vui trong cuộc sống, bệnh nhân nên tránh căng thẳng, tập thể dục và chơi các môn thể thao phù hợp với bản thân mỗi ngày.
    Di-ngoai-co-mui-tanh-co-nguy-hiem-khong (4).png
    Đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

    Mong rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng đi ngoài ra nước có mùi tanh. Nếu có bất cứ thắc mắc hay triệu chứng nào về tình trạng trên, bạn đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra sức khỏe nhé!

    • Đi cầu ra cục máu đông là bệnh gì và cách điều trị ra sao?
    • Dấu hiệu đi ngoài ra chất nhầy màu hồng cần lưu ý điều gì?
    • Đi ngoài ra máu và chất nhầy là bệnh gì? Cần điều trị ra sao?
    Xem thêm  Giải đáp thắc mắc: Bị huyết trắng có quan hệ được không? 



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img