Đau lưng là vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ cao bị đau lưng hơn nam giới, đặc biệt là sau tuổi mãn kinh. Hiểu rõ các nguyên nhân gây đau lưng ở nữ giới đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở phụ nữ
Hội chứng cơ hình lê
Phụ nữ sẽ bị đau lưng dưới do co thắt ở cơ hình lê, là cơ lớn nằm sâu trong vùng mông. Do những thay đổi ở vùng chậu do nội tiết tố và quá trình mang thai để lại, phụ nữ dễ bị đau lưng dưới gần mông hơn. Cơn đau có thể gây kích ứng hoặc chèn ép dây thần kinh tọa – gây đau lan tỏa ở mặt sau của chân. Điều này thường bị nhầm lẫn với các trường hợp bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới liên quan đến các vấn đề về cột sống. Phụ nữ sẽ bị đau ở vùng mông và hông, đặc biệt là khi cử động hông, cũng như có thể bị đau khi ra khỏi giường và khi ngồi trong thời gian dài. Một trong các cách đơn giản nhất để có thể giảm đau lưng dưới gần mông là bằng cách nằm ngửa trên mặt phẳng.
Rối loạn chức năng khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu là vị trí kết nối phần dưới của cột sống với xương chậu. Các vấn đề về khớp cùng chậu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới gần mông ở nữ giới. Phụ nữ thường có diện tích bề mặt khớp cùng chậu nhỏ hơn so với nam giới, điều này gây ra căng thẳng trên khắp diện khớp. Sự khác biệt về giải phẫu này có thể dẫn đến nguy cơ lệch khớp cùng chậu cao hơn, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Cơn đau tập trung ở lưng dưới và thường sẽ âm ỉ hoặc đau nhức nhưng có thể bùng phát, gây đau nhói xuống đùi. Điều này thường bị nhầm với đau thần kinh tọa. Phụ nữ bị đau lưng dưới có thể tăng lên khi ngồi hoặc leo cầu thang.
Thoái hóa khớp cột sống
Đây là một bệnh viêm khớp phổ biến ở phụ nữ, thường được phát hiện ở các khớp mặt (đầu nối các đốt sống) và nguy cơ tăng lên theo tuổi và/ hoặc cân nặng. Tình trạng bị đau lưng dưới ở nữ do nguyên nhân này là khi có sự phân hủy sụn xơ ở các khớp xương. Nếu không có “bộ phận giảm xóc” đó, các xương có thể va đập và cọ xát với nhau, gây đau ở lưng trên hoặc dưới, bẹn, mông và đùi. Cơn đau lưng dưới gần mông và đi kèm cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng kèm theo những cơn bùng phát dữ dội ở một bên lưng khi cúi xuống.
Thoái hóa cột sống
Đây là tình trạng xảy ra khi một đốt sống trượt qua đốt sống bên dưới do thoái hóa cột sống. Bệnh đau lưng ở phụ nữ này phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh do lượng estrogen thấp. Mức độ estrogen thấp làm thoái hóa các đĩa đệm cột sống và nới lỏng các dây chằng giữ các đốt sống với nhau, gây ra sự bất ổn định của cột sống. Thông thường, tình trạng này gây ra đau lưng dưới lan xuống chân và đau khi đi bộ do tủy sống bị chèn ép. Người bệnh có thể giảm bớt áp lực lên cột sống bằng cách cúi người về phía trước.
Đau ở xương cụt
Cơn đau này thường là kết quả của chấn thương hoặc kích ứng mãn tính và phổ biến hơn ở phụ nữ do sự khác biệt về hình dạng và góc của khung xương chậu hoặc do chấn thương trong quá trình sinh nở. Xương cụt có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng trong tư thế ngồi. Thông thường, phụ nữ bị đau lưng dưới khi ngồi hoặc đứng lên từ một vị trí ngồi và có thể giảm đau khi đứng hay đi lại.
Lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân đau lưng dưới gần mông này chỉ dành riêng cho phụ nữ – đây là một vấn đề phụ khoa, khi lớp mô thường lót bên trong tử cung – nội mạc tử cung – phát triển bên ngoài tử cung. Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung bao gồm chu kỳ kinh nguyệt đau đớn kèm theo đau bụng dữ dội và thường là đau lưng mãn tính, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Một tình trạng nội tiết tố khác có thể khiến phụ nữ bị đau lưng dưới là hội chứng tiền kinh nguyệt, một tình trạng mà nhiều phụ nữ mắc phải trước kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường giảm khi bắt đầu hành kinh và có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà như chườm nhiệt và thuốc giảm đau không kê đơn.
Đau lưng khi mang thai
Khoảng 50% đến 80% phụ nữ cũng sẽ bị đau lưng khi mang thai. Tình trạng này khá phổ biến do trọng tâm của cơ thể thay đổi một cách đáng kể, do bị tăng cân và các hormon làm mềm các dây chằng của cơ thể để chuẩn bị sinh. Cơn đau thường xảy ra từ tháng thứ năm đến tháng thứ bảy khi cơ thể thay đổi. Hầu hết, các bà bầu sẽ bị đau dưới thắt lưng và trên xương cụt trong khi điều chỉnh với trọng lượng tăng thêm.
Tuy nhiên, có một số biện pháp thay đổi lối sống cho trường hợp bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới mang thai có thể thử để giảm bớt sự khó chịu, như quan sát tư thế khi ngồi, nghỉ giải lao thường xuyên và đi bộ hoặc vươn vai, tránh khuân vác nặng, theo dõi tốc độ tăng cân và đi giày thoải mái. Nếu bác sĩ chấp thuận, sản phụ có thể xem xét các lớp học yoga và mát xa khi mang thai giúp cải thiện cơn đau. Dù vậy, sản phụ cũng nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để đảm bảo rằng bị đau lưng dưới ở nữ mang thai không phải là do bị chuyển dạ sinh non.
Vị trí đau lưng ở nữ giới thường gặp
Các vị trí đau vùng lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sau đây là các vị trí đau lưng mà bạn nên chú ý:
Đau thắt lưng (đau lưng dưới)
Là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng lưng dưới, có thể đột ngột hoặc từ từ, âm ỉ hoặc dữ dội. Không chỉ vậy, cơn đau còn có thể lan xuống mông hoặc xuống phía sau chân (đau thần kinh tọa).
Khi bị đau lưng dưới, người bệnh còn cảm thấy:
- Cảm thấy phạm vi chuyển động của lưng giảm, khó duỗi thẳng lưng cũng như cong lưng hoặc vặn lưng sang một bên. Khi đứng dậy từ tư thế ngồi cần phải chậm rãi và mất một lúc lâu.
- Co thắt cơ gây đau đớn dữ dội và khiến việc đứng thẳng, đi lại trở nên khó khăn hoặc không thể.
- Cảm thấy cơn đau lưng nặng hơn khi cúi xuống, vận động nhiều, khi đứng hoặc ngồi lâu và giảm bớt khi nằm.
Các nguyên nhân gây đau thắt lưng có thể là do căng cơ hoặc bong gân (bưng vác đồ quá năng, chấn thương thể thao,…), gãy xương do tai nạn. Ngoài ra, đau thắt lưng còn xuất phát từ bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm cột sống dính khớp, các khối u cột sống hay bệnh sỏi thận, phình động mạch chủ ở bụng,…
Đau lưng trên và giữa
Vùng lưng trên và giữa được giới hạn từ cột sống dưới cổ đến trên thắt lưng, gồm 12 đốt sống lưng từ T1 đến T12. So với vùng lưng dưới, lưng trên không chịu nhiều tải trọng của cơ thể nên ít gặp rắc rối hơn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cơn đau vẫn có thể xuất hiện.
Các biểu hiện đau lưng trên và giữa thường gặp như:
- Đau nhức vùng lưng trên và giữa, có thể lan rộng ra vùng xung quanh như cổ, vai, lồng ngực, cánh tay,…
- Căng cứng, khó cử động vùng lưng trên và giữa. Người bệnh thường cảm thấy khó khăn khi cúi người, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay người hoặc hạ nâng cánh tay.
- Cảm giác tê bì, nóng râm ran kèm theo cơn đau.
Cơn đau lưng trên và giữa có thể khởi phát do dây thần kinh bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, gai xương, gãy đốt sống, hội chứng đau cơ gân,… Ngoài ra, bệnh sỏi mật cũng có thể gây đau vùng lưng giữa bả vai hoặc xung quanh vai phải.
Đau lưng phải
Một trong các vị trí đau lưng nguy hiểm là đau bên phải với biểu hiện cơn đau xuất hiện ở vùng lưng gần eo, gần dưới mông hoặc bên bả vai phải.
Triệu chứng đau lưng phải khá rõ ràng nên dễ nhận biết, như:
- Đau vùng bên phải lưng, có thể đau âm ỉ như bị một vật nặng chèn ép hoặc đau dữ dội, xuất hiện đột ngột.
- Người bệnh khó cử động xoay người qua lại hoặc cúi gập người.
- Cơn đau có thể lan ra khu vực xung quanh.
Đau lưng bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Ngoài nguyên nhân do chấn thương (bong gân, căng cơ,…) thì tình trạng này còn do bệnh lý hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, khối u cột sống, hội chứng đuôi ngựa. Bên cạnh đó, đau lưng phải còn có thể do viêm ruột thừa, sỏi thận, viêm loét đại tràng,…
Đau lưng trái
Là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng lưng bên trái của cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ, châm chích ở vùng lưng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy:
- Có cảm giác cơ bị căng, toàn bộ vùng lưng hoặc vùng lưng bên trái có hiện tượng căng cứng.
- Khó vận động lưng.
- Có cảm giác yếu hoặc tê bì ở vùng cánh tay, chân.
- Tê hoặc ngứa ran bàng quang, mất kiểm soát bàng quang (chủ yếu do sự ảnh hưởng xương chậu lên bàng quang).
Đau lưng bên trái có thể bắt nguồn từ bệnh thoát vị đĩa đệm, đau xơ cơ, chấn thương cột sống, khối u cột sống, viêm khớp hay do tổn thương cơ hoặc bong gân. Ngoài ra có thể do sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm tụy,…
Đau vùng thắt lưng ở nữ có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau thắt lưng dưới ở nữ là do sai tư thế, đến kỳ kinh nguyệt, mang thai,… thì có thể khắc phục và giảm đau tại nhà. Bằng cách thay đổi tư thế, thói quen sinh hoạt như: giữ lưng thẳng khi thực hiện bất kỳ động tác, không với quá tầm, tránh vận động đột ngột.
Tuy nhiên, đau thắt lưng bên phải, trái, ngay giữa hay dưới ở phụ nữ cũng có thể là những dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh phụ khoa, bệnh thận, thoái hóa xương khớp. Do đó, khi nhận thấy có biểu hiện này, các chị em cần thăm khám sớm, tránh để bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.