Bệnh thận giai đoạn cuối, còn gọi là suy thận giai đoạn cuối, xảy ra khi bệnh thận mãn tính – mất dần chức năng thận – đạt đến trạng thái tiến triển. Trong suy thận giai đoạn cuối, thận của người bệnh không còn hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng suy giảm nghiêm trọng của chức năng thận và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Theo dõi bài viết để biết cách điều trị suy thận giai đoạn cuối.
Suy thận giai đoạn cuối là gì
Bệnh thận được chia thành 5 giai đoạn từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ suy yếu của thận. Theo nhiều chuyên gia, bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD – End stage renal disease) diễn ra khi chức năng thận suy giảm quá 90%. Điều này đồng nghĩa với việc thận dường như ngưng hoạt động.
Thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi thận mất khả năng lọc, lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải nguy hiểm có thể tích tụ trong cơ thể người bệnh. Suy thận giai đoạn cuối nếu không được điều trị phù hợp sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm trí là tử vong.
Suy thận giai đoạn cuối để lại những biến chứng nguy hiểm
Triệu chứng suy thận giai đoạn cuối
Vì thận có chức năng lọc bỏ dịch cùng chất thải dư thừa trong máu, nên khi khả năng lọc mất đi sẽ gây nhiều triệu chứng tại thận và toàn bộ cơ thể. Bởi dịch cùng chất thải trong máu sẽ khiến các cơ quan, bộ phận khác đều rối loạn.
Một số dấu hiệu của bệnh thận giai đoạn cuối thường thấy có thể là:
- Lượng nước tiểu giảm đáng kể hay thậm chí bạn không thể đi tiểu
- Mệt mỏi và cảm thấy khó chịu
- Đau đầu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Mất khẩu vị, chán ăn
- Buồn nôn và nôn
- Da có xu hướng trở nên khô và ngứa
- Màu da dường như thay đổi
- Cảm thấy đau nhức xương
- Khó tập trung và có xu hướng lú lẫn
Sụt cân trầm trọng không rõ nguyên nhân có thể do suy thận mạn tính giai đoạn cuối
Ngoài ra, bạn cũng có khả năng gặp những triệu chứng suy thận giai đoạn cuối ít phổ biến hơn như:
- Dễ bầm tím
- Thường xuyên chảy máu cam hoặc nấc cụt
- Cảm thấy tê hoặc sưng phù ở tay và chân
- Hôi miệng
- Khát nước liên tục
- Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ không đều
- Chứng ngưng thở khi ngủ hay hội chứng chân không yên
- Mất ham muốn tình dục, bất lực
Sưng phù chân có thể là triệu chứng suy thận giai đoạn cuối ít gặp
Cách phòng ngừa suy thận giai đoạn cuối
Đối với người bệnh suy thận, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt huyết áp, cân nặng, cholesterol, hàm lượng đường trong máu, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
- Hạn chế ăn muối
Muối sẽ gây nặng hơn bệnh thận mạn tính. Nạp quá nhiều muối sẽ dẫn tới tình trạng giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất trong các mạch máu thận, làm tăng gánh nặng cho thận. Người bệnh suy thận cần ăn nhạt, không nạp quá 2 – 3g muối/ngày. Người bệnh bị tăng huyết áp cần hạn chế bổ sung muối tới mức thấp nhất có thể.
- Hạn chế ăn đạm
Người bệnh suy thận cần hạn chế bổ sung đạm do việc chuyển hóa đạm trong cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất độc hại. Những chất này được lọc qua thận, gây quá tải và tổn thương thận. Người bệnh sử dụng đạm thực vật hoặc đạm có lượng ít nhưng giàu năng lượng, có giá trị sinh học cao. Khi chế biến thức ăn, người bệnh nên hạn chế sử dụng dầu mỡ, thay vào đó là ưu tiên các phương pháp chế biến luộc.
- Hạn chế ăn kali
Hàm lượng kali trong máu của người bệnh suy thận có thể tăng cao. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến cho tim ngừng đập. Các loại thực phẩm giàu kali mà người bệnh cần hạn chế ăn là đậu nành, chuối, nho, trái cây khô, chocolate, cá hồi…
Hạn chế những thực phẩm có hàm lượng Kali cao với bệnh nhân suy thận
- Hạn chế ăn photpho
Hàm lượng photpho dư thừa quá nhiều trong cơ thể có thể khiến bệnh suy thận nặng hơn, gây xơ vữa các mạch máu, nặng hơn tình trạng đau tim mạch và các bệnh lý xương khớp. Người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu photpho như phô mai, da và phủ tạng động vật…
- Chế độ ăn giàu năng lượng
Người bệnh suy thận cần có chế độ ăn giàu năng lượng, tăng khoảng 30% so với bình thường, đồng thời chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 6 bữa mỗi ngày. Bởi ăn không đủ năng lượng sẽ làm thay đổi sự trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể sẽ đốt cháy mỡ, đạm của những tổ chức mô, khiến cho cơ thể gầy yếu.
- Kiểm soát chất lỏng nạp vào cơ thể
Lượng nước nạp vào cơ thể cũng cần được theo dõi kỹ. Với người bệnh không phải lọc thận, nếu còn đi tiểu nhiều (trên 1,2 lít/ ngày), bạn không cần hạn chế lượng nước bổ sung, hãy uống khi cảm thấy khát. Nếu cơ thể giữ nước, bạn cần hạn chế dùng muối. Vì khi nạp muối, bạn sẽ khát, có thể sẽ rất khó kiểm soát lượng nước nạp vào và lúc nào cũng cảm thấy khát.
Uống đủ nước, uống khi khát. Nếu uống nhiều nước, hạn chế ăn muối
Người bệnh suy thận cần ăn uống đầy đủ bốn thành phần là đường bột, chất đạm, chất béo, chất khoáng và vitamin như người bình thường.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin nhận biết suy thận giai đoạn cuối. Hy vọng bài viết mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc để có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về dấu hiệu nhận biết suy thận giai đoạn cuối, cùng với những cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh suy thận và có thể chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân một cách tốt nhất. Sức khỏe thận đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, vì vậy hãy luôn chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để bảo vệ thận của mình. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của suy thận, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.