Củ ráy là gì?
Tên gọi khác: Dã vu, ráy dại.
Tên khoa học: Alocasia odora.
Họ: Araceae.
Đặc điểm tự nhiên:
- Cây ráy là loài thực vật thân mềm, chiều cao khoảng 0,3 – 1,4m. Phần dưới mọc bò và phần trên mọc thẳng đứng.
- Rễ phát triển thành hình củ dài, được chia thành nhiều đốt ngắn và có vảy màu nâu.
- Lá cây ráy to, rộng 8 – 45cm và dài 10 – 50cm. Phiến lá có hình tim, mép nguyên hoặc hơi lượn, cuống dài 15 – 120cm.
- Bông mo chứa hoa cái mọc ở phần gốc, hoa đực mọc ở phía trên cao.
- Quả mọng, hình trứng và khi chín có màu đỏ.
Cây ráy mọc hoang nhiều ở những vùng đất ẩm thấp, phân bố nhiều ở nước ta, Trung Quốc, Campuchia, Lào và châu Úc. Có nơi ráy mọc thành rừng. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng ráy lớn nhất Việt Nam.
Bộ phận dùng: Củ ráy
Thu hoạch – sơ chế:
Khi cây được 2 – 3 năm tuổi (tốt nhất là ráy có thời gian sinh trưởng 5-7 năm), đào cả cây lên rồi đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con rồi cạo vỏ bên ngoài,phơi khô hoặc có thể dùng tươi.
Giá trị dinh dưỡng có trong củ ráy
Nghiên cứu về củ ráy còn nhiều hạn chế, một số tài liệu ghi chép củ ráy có chứa tinh bột, một chất gây ngứa, xyanua, đường, cumarin, flavonoid, saponin…
Củ ráy có tác dụng gì?
Trị bệnh gout
Củ ráy khô 10g, khổ qua 10g, tỳ giải 20g, chuối hột rừng 30g. Đem dược liệu sao vàng hạ thổ, cứ 10g thuốc làm thành 1 gói. Mỗi ngày đem 2 – 3 gói hãm lấy nước uống và dùng đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Trị chàm
Củ ráy tươi, 1 con bọ hung, diêm sinh 10g và 1 chén dầu lạc. Khoét 1 lỗ trên củ ráy, sau đó đem bọ hung nước thành than, tán bột rồi trộn đều với 10g diêm sinh. Sau đó đổ 1 chén dầu lạc và bột thuốc vào chỗ khoét trên củ ráy và đun trong vòng 15 phút. Đợi dầu nguội, dùng lông gà sạch tẩm hỗn hợp rồi thoa lên vùng da bị chàm. Thực hiện 1 lần/ ngày liên tục trong 5 ngày vùng da sẽ hết ngứa và phục hồi nhanh chóng.
Trị đau nhức dạng thấp
Củ ráy chế 30g, lá lốt khô 30g, quả chuối hột khô 25g, nước 600 ml. Sắc uống còn 400ml, dùng mỗi 2 lần trong ngày.
Trị ngứa do lá han
Cắt đôi củ Ráy rồi xát lên vùng da bị ngứa.
Trị cảm hàn, hạ sốt
Sử dụng củ ráy tươi cắt đôi chà sát lên vị trí mu bàn tay để thử phản ứng. Nếu cơ thể không có biểu hiện dị ứng với củ ráy thì sẽ dùng để chà sát toàn bộ vùng lưng và phần sống lưng. Phần củ ráy còn lại thì đem đun với nước để uống trực tiếp. Kiên trì thực hiện vài lần thì có thể giúp hạ sốt hiệu quả.
Trị viêm da cơ địa
Củ ráy tươi 100g, hồng đơn (rang khô) 30g, dầu trẩu 300ml. Đem củ ráy rửa sạch, thải mỏng rồi đun sôi với dầu trẩu. Khi củ ráy cháy đen thì bỏ bã và cho hồng đơn vào, khuấy đều và đun với lửa nhỏ cho đến khi hồng đơn chảy ra. Khi cao đang nóng thì phun nước vào (vừa phun vừa khuấy) để khử độc tố trong cao. Rửa sạch vùng da cần điều trị và thoa cao lên da 1 lần/ ngày.
Khi dùng củ ráy cần lưu ý điều gì?
Tuy là một lại dược liệu phổ biến dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì người dùng cần lưu ý một số điều sau:
- Do chất canxi oxalat có trong củ ráy khiến cho củ ráy có thể gây kích ứng da, ngứa, đau với người dùng. Chính vì vậy, khi chế biến, sử dụng củ ráy tươi cần đeo bao tay để tránh động trực tiếp vào nó.
- Chất canxi oxalat dễ phân hủy khi được phơi khô hoặc nấu chín, chính vì vậy để bảo quản được lâu cũng như an toàn khi dùng, nên chế biến củ ráy chín kỹ trước khi dùng.
- Củ ráy có tính hàn, vị nhạt không nên sử dụng cho người có thể trạng yếu, lạnh trong người.
- Do là phương pháp đơn giản, dân gian nên để kết quả chữa bệnh có hiệu quả cần kiên trì khi sử dụng và thường có tác dụng chậm.
- Các phương pháp chữa bệnh bằng củ ráy thường chỉ có tác dụng với các bệnh nhẹ, giai đoạn đầu, ít có hiệu quả khi bệnh đã trở nặng
- Tùy cơ địa mỗi người mà phản ứng với củ ráy cũng sẽ khác nhau, chính vì vậy cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng thuốc từ củ ráy
- Nếu xảy ra tình trạng kích ứng hay điều trị mãi không khỏi, cần đến bệnh viện để được điều trị tốt nhất.
- Không nên ăn trực tiếp củ ráy tươi chưa qua chế biến kỹ bởi nó rất dễ gây rát miệng, cổ họng
Đã có trường hợp bị ngộ độc khi nhận nhầm cây ráy với cây dọc mùng nên khi tìm kiếm cây ráy tươi thì cần phải phân biệt cẩn thận bởi cây ráy có bề ngoài khá giống với cây khoai nước hay cây dọc mùng.
Câu hỏi thường gặp trong quá trình sử dụng củ ráy
Cách xử lý khi ăn nhầm cây ráy sống?
Theo ý kiến của một số chuyên gia, khi vô tình ăn phải cây ráy bạn cần bình tĩnh để tiến hành sơ cứu bằng cách súc miệng nước muối nhiều lần, sau đó cạo sạch lưỡi nhằm loại bỏ độc tố bám trên bề mặt lưỡi. Đồng thời uống nhiều nước lạnh để hòa tan lượng độc tố trong cơ thể và giảm cảm giác đau rát lưỡi, khoang miệng.
Đối với các trường hợp không quá nghiêm trọng, bạn vẫn có thể ăn uống và hô hấp bình thường thì có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tới các cơ sở phòng khám, bệnh viện gần nhất để kiểm tra sau khi ăn nhầm cây ráy.