Củ nén là củ gì?
Tên gọi khác : hành tăm, hành trắng.
Tên khoa học : Allium schoenoprasum hay Allium odorum L
Họ: Hành tỏi (Alliaceae).
Đặc điểm:
Củ nén chives Allium schoenoprasum , cây thân thảo với một củ hình thành, tròn như bóng đèn, tăng trưởng trong một cụm, cho ra một cây, Những củ nén chives, mảnh, hình chóp, kích thước khoảng 2 – 3 cm dài và 1 cm rộng, phát triển thành chùm rậm từ rễ. Thân rỗng và hình trụ, khoảng 50cm dài và 2 – 3 cm đường kính, với cấu trúc mềm, mặc dù trước khi xuất hiện phát hoa, nó có thể cứng hơn bình thường, lá trong 1/3 thấp hơn.
Lá, không rụng, mãnh, hình trụ nhọn ở ngọn, thân thẳng 20cm, rỗng tròn, lá bắc ngắn, màu xanh xám, mang tán 1-2 cm.
Phát hoa, tán hình cầu, hoa, có cuống ngắn hơn hoa, màu tím nhạt, dạng ngôi sao 6 cánh, 1-2 cm rộng, và cho ra nhiều phát hoa dày đặc, khoảng 10-30 hợp lại, luôn luôn thụ, trước khi nở ra, phát hoa được bao bọc bởi một lá bắc mỏng, mo hoa 2 đến 3 mảnh đầu nhọn.
Những hạt được sản xuất trong một nang nhỏ 3 mảnh, trưởng thành trong mùa hè.
Hình ảnh cây củ nén .
Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ nén
Dựa trên nhiều tài liệu được ghi nhận rằng củ nén có thành phần hóa học khá phong phú và đa dạng. Cụ thể củ nén có chứa: Nước, protein, chất xơ, chất béo, photpho, canxi, vitamin A, vitamin C, sắt, acillin, lectin, lutein, zeaxanthin,…
Trong đó, 100g củ nén có thể cung cấp khoảng: 58.1g vitamin C, 4.35g carbohydrate, 3.27g protein, 2.5g chất xơ, 0.73g chất béo, 30kcal năng lượng và 4350UI vitamin A. Cùng với một số khoáng chất như: 296mg Kali, 96mg canxi, 42mg magie, 3mg natri, 1,6mg sắt, photpho, folate,…
Hàm lượng dinh dưỡng trong củ nén.
Củ nén có tác dụng gì?
Chống ung thư
Củ nén thuộc chi Allium có vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng các loại thực vật thuộc chi allium có ảnh hưởng tích cực đến các bệnh ung thư.
Điều này là do các hợp chất chứa lưu huỳnh và các thành phần khác có trong rau allium có khả năng gây ức chế các enzyme kích hoạt các chất gây ung thư, sửa chữa DNA, làm chậm sự tăng trưởng và kích thích sự tự hủy của các tế bào ung thư, hạn chế khả năng lây lan của ung thư.
Cung cấp chất chống oxy hoá
Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong củ nén là Lutein và Zeaxathin. Hai chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể bạn chống lại các gốc tự do. Việc dư thừa các gốc tự do có thể làm tăng nguy cơ tim mạch, ung thư, bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer.
Lutein và zeaxathin ngoài giúp bảo vệ protein, chất béo, DNA khỏi các tác nhân gây căng thẳng và có khả năng tái tạo lại glutathione.
Bảo vệ tim mạch
Chất Acillin trong củ nén có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và tăng hàm lượng cholesterol tốt, kiểm soát huyết áp tốt và hạn chế xơ vữa mạch động mạch. Acillin giải phóng oxit nitric trong máu, làm giảm độ cứng của mạch máu, chất quercetin làm giảm sự tích tụ của mảng bám trong động mạch.
Một phân tích tổng hợp đã cho thấy rằng các hợp chất trong củ nén giúp làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu khi dùng trong ít nhất 2 tháng và làm giảm 38% nguy cơ biến cố mạch vành ở tuổi 50.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Củ nén chứa nhiều vitamin K là một chất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe xương. Nó giúp ổn định mật độ xương, hỗ trợ điều hòa các tế bào giúp ngăn ngừa quá trình loãng xương. Ngoài ra, vitamin K còn giúp sản xuất một loại protein gọi là osteocalcin, rất quan trọng trong việc duy trì mật độ xương
Vitamin K còn giúp hạn chế bài tiết canxi qua nước tiểu. Khi lượng canxi bị bài tiết qua nước tiểu nhiều, nguy cơ gây loãng xương cũng rất cao.
Thúc đẩy tiêu hoá
Đặc tính kháng khuẩn có thể giúp loại bỏ các vi sinh vật có hại cho đường ruột. Vì là sự kết hợp tuyệt vời giữa chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
Củ nén có tác dụng trên đường tiêu hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài ra, củ nén còn chứa một ít hàm lượng Selen, đây cũng là một khoáng chất giúp tăng hệ miễn dịch. Các tế bào thiếu Selen có thể làm chậm quá trình sản xuất protein và vận chuyển canxi.
Có lợi cho mẹ bầu
Củ nén là nguồn giàu Folate giúp phát triển trí não của thai nhi, nó cũng hỗ trợ phân chia tế bào và tổng hợp DNA. Axit folic cũng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là ở não và tủy sống của em bé.
Củ nén rất tốt cho mẹ bầu
Tăng cường sức khỏe thị giác
Lutein và zeaxathin trong củ nén còn có tác dụng bảo vệ mắt của bạn. Mắt bạn khi tiếp xúc với cả oxy và ánh sáng nên thúc đẩy quá trình sản sinh gốc tự do, gây hại cho mắt. Lutein và zeaxathin sẽ loại bỏ gốc tự do ra khỏi mắt và giúp mắt luôn được sáng.
Cải thiện mất ngủ
Củ nén là nguồn cung cấp choline dồi dào, đây là chất dinh dưỡng hỗ trợ giấc ngủ. Và vitamin B cũng được biết đến với công dụng thúc đẩy các hormone tốt giúp cải thiện tâm trạng.
Củ nén có tác dụng cải thiện giấc ngủ.
Hỗ trợ làm đẹp và chăm sóc da
Vì trong củ nén chứa lượng vitamin A (beta- carotene) dồi dào, được xem như là một chất chống oxy giúp tăng sức khỏe làn da, chống lại mụn trứng cá. Vitamin C có đặc tính chống oxy hóa nên có khả năng ngăn ngừa làm hạn chế quá trình lão hóa.
Một số bài thuốc dân gian từ củ nén
Một số bài thuốc từ củ nén.
Giải cảm
Lấy một nắm củ nén, sắc nước uống, bên ngoài thì lấy lá, vò nát với gừng, dùng khăn hoặc vải bọc lại rồi cạo gió. Ngoài ra, dân gian thường hay nấu cháo trắng, cho củ và thân lá vào ăn nóng, sau đó đắp chăn ngủ cho toát hết mồ hôi bệnh sẽ giảm.
Kháng khuẩn đường hô hấp, trị ho, sổ mũi, nghẹt mũi
Củ hoặc lá hành tăm giã nhỏ cho đường phèn vào hấp cách thủy chắt lấy nước uống .
Trúng độc, mặt xanh, người lạnh
100g lá nén giã nát, chắt lấy nước xoa khắp cơ thể.
Chữa đầy trướng bụng ở trẻ em
Dùng củ nén, bồ kết, cây chổi rành cả hoa. Đốt than lên cho đỏ hồng rồi cho các thứ đó lên trên, xông hơi.
Trị bí đái trướng đầy
Giã dập sao, nóng đắp lên vùng bàng quang.
Ngộ độc thực phẩm
Củ nén giã nát, thêm cùng với rượu.
Rắn cắn
Sâu bọ cắn có thể giã nát 7 củ nén đắp vào vết thương, sau đó tìm thuốc xử lý.
Khi ăn củ nén cần lưu ý điều gì?
Củ nén không được dùng chung với mật ong (sẽ gây buồn nôn, chóng mặt), kỵ với thuốc thường sơn, thục địa, sinh địa. Tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm vì dễ bị chứng phong chạy trên mặt.
Củ nén chỉ phù hợp cho người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi chỉ nên dùng một lượng nhỏ Lý do là bởi củ nén có vị cay, tính ấm, nếu dùng liều quá đậm đặc có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.
Cần phải chú ý đến người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong củ nén.
Những người có tiền sử dị ứng với các loại hành, tỏi cũng nên hạn chế sử dụng củ nén.
Giải đáp thắc mắc
Cách bảo quản củ nén: Để vào rổ thưa, để nơi thoáng mát, lâu lâu phơi chỗ râm mát cho thoáng. Khi dùng bạn chỉ cần xoa xoa trong lòng bàn tay là lớp vỏ ngoài bong tróc hết rất dễ dàng.
Nếu để giải cảm bạn nên ngâm củ nén với rượu để dùng dần. Khi bị cảm chỉ cần mang ra uống kết hợp xoa lên người thì giải cảm rất nhanh.