Dinh dưỡng và tập luyện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý, đặc biệt là trong trường hợp của bệnh viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa không chỉ là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách.
Viêm ruột thừa là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa giống con sâu, thường dẫn đến đau bụng, chán ăn và đau bụng. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, thường có siêu âm hoặc cắt lớp vi tính hỗ trợ. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa chứa đầy chất dịch, mủ dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn. Các cơn đau ruột thừa thường bắt đầu quanh rốn, sau đó di chuyển đến bụng dưới bên phải. Đau ruột thừa có thể đau dữ dội và cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn trong khoảng 12 đến 18 giờ. Viêm, đau ruột thừa có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 30.
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa chứa đầy chất dịch, mủ dẫn đến viêm nhiễm, đau đớn
Nguyên nhân của viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa được cho là do tắc nghẽn lòng ruột thừa, điển hình là do tăng sản bạch huyết nhưng đôi khi do sỏi phân, dị vật, khối u hoặc thậm chí là do giun. Tắc nghẽn gây chướng, vi khuẩn phát triển, thiếu máu cục bộ và viêm. Nếu không được điều trị, hoại tử, hoại thư và thủng ruột có thể xảy ra. Nếu ruột thủng được mạc nối bọc lại, ổ áp xe ruột thừa sẽ hình thành.
Các triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa
- Đau bụng liên tục trong nhiều giờ liền và không có dấu hiệu giảm đau.
- Đau bụng xuất phát ở quanh rốn hoặc phía trên rốn, chủ yếu là cảm giác nặng bụng khó chịu hoặc đau nhẹ. Sau đó, cơn đau di chuyển đến góc dưới bụng bên phải và khu trú ở đó. Lúc này đau bụng rõ ràng hơn, đau tăng lên khi bệnh nhân cử động, ho, và khi thăm khám. Sờ bụng bệnh nhân có thể có cảm giác cứng.
- Chán ăn, giảm ngon miệng.
- Buồn nôn và nôn ngay sau khi đau bụng.
- Khi hoạt động hàng ngày như đi bộ, bê đồ đạc….thường xuyên bị đau nhói bụng
- Thường xuyên đi tiểu có dấu hiệu đau buốt bàng quang
- Có một số biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn liên tục và kèm theo đau bụng dưới bên phải
- Vị trí vùng quanh bụng co cứng bên cạnh những cơn đau bên phải bụng
- Không sốt hoặc sốt nhẹ. Sốt cao là biểu hiện của tình trạng nặng khi viêm ruột thừa đến muộn hay viêm ruột thừa bị vỡ.
- Rối loạn tiêu hóa với biểu hiện táo bón, tiêu chảy hoặc không trung tiện được cũng có thể gặp.
Vị trí vùng quanh bụng co cứng bên cạnh những cơn đau bên phải bụng
Chế độ dinh dưỡng và vận động cho bệnh nhân viêm ruột thừa
Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân viêm ruột thừa. Đường tiêu hóa luôn cần được nghỉ ngơi hoặc hoạt động một cách nhẹ nhàng. Chính vì vậy bệnh nhân sau khi mổ ruột thừa cần ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, sau đó mới tập ăn những đồ dạng đặc. Bệnh nhân nên uống những ngụm nước nhỏ kèm theo để dạ dày hoạt động dễ dàng.
Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm ruột thừa
Khác với người khỏe mạnh, bệnh nhân viêm ruột thừa cần tuân thủ một số nguyên tắc khi thiết lập chế độ ăn uống. Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm ruột thừa, gồm có:
- Chia nhỏ bữa ăn
Việc chia nhỏ bữa ăn không chỉ là điều cần thiết với người bị viêm ruột thừa mà còn cần thiết với những người mắc các vấn đề về tiêu hóa. Thói quen này giúp làm giảm áp lực từ thức ăn lên thành dạ dày và đường ruột.
- Ăn những món ăn dễ tiêu hóa
Khi ruột thừa gặp vấn đề, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, bạn nên sử dụng những món ăn dễ tiêu hóa trong thời gian điều trị để tránh gây tổn thương lên cơ quan này.
Đau ruột thừa thì nên ăn uống gì?
- Đa dạng các loại thực phẩm khác nhau
Sau giai đoạn đầu ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như đã nói ở trên thì bạn nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác nếu cơ thể có dấu hiệu tốt hơn, không đau, tiêu chảy hay nôn ói. Bởi nếu chỉ ăn thức ăn lỏng sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, thời gian lành bệnh sẽ lâu hơn, chưa kể người bệnh sẽ cảm thấy nhàm chán. Do đó, việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, đạm và chất xơ là hết sức cần thiết.
Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để giúp cơ thể phục hồi tốt hơn
Một trong các loại thực phẩm giàu đạm và kẽm nhất hiện nay có thể nói đến đó là trứng. Các loại trứng gia cầm có tính mềm dễ ăn và có thể chế biến được nhiều món khác nhau nên rất thích hợp cho người mới mổ ruột thừa. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại ngũ cốc, đậu, rau củ và các loại trái cây tươi ngon thêm nhiều chất xơ, vitamin, cơ thể hồi phục nhanh hơn.
- Bổ sung chất xơ và nước
Với những người phải mổ ruột thừa thì rất hạn chế việc tác động lên vùng bụng. Điều này có thể khiến vết thương bị đau, lâu lành cũng như ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Lúc này, bạn hãy bổ sung nước và chất xơ để kích thích nhu động ruột. Theo đó, nên uống từ 10 đến 12 cốc nước tinh khiết tự nhiên để hỗ trợ làm mềm thức ăn và phân để ruột hoạt động dễ dàng hơn.
Chú ý sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung nước và chất xơ giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng.
Bổ sung chất xơ và nước ép để kích thích nhu động ruột
- Thực phẩm chứa nhiều đạm (protein)
Protein là thành phần không thể nào thiếu trong cơ thể, nó là thành phần chính giữ vai trò thiết yếu trong việc tái tạo tế bào mới, giúp quá trình làm lành vết mổ và hồi phục sức khỏe diễn ra nhanh hơn. Các thực phẩm chứa nhiều protein người mới phẫu thuật ruột thừa nên ăn như: Tôm (bỏ vỏ), cua, cá (cá thu, cá mòi, các hồi,…), thịt bò, thịt gà, đậu phụ.
Thực phẩm chứa nhiều protein rất tốt cho những người bị viêm ruột thừa.
- Hoa quả giàu vitamin C
Hầu hết các loại hoa quả tươi như: cam, quýt, đu đủ, dưa hấu, cà chua, bưởi… có chứa rất nhiều vitamin C. Đây là một trong những chất có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị sức khỏe của người bệnh ruột thừa sau khi phẫu thuật. Vitamin C góp phần nâng cao sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm khuẩn giúp vết mổ của người bệnh mau lành hơn. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày của người sau khi mổ ruột thừa nên bổ sung các loại hoa quả này.
Các loại hoa quả giàu vitamin C rất có lợi cho người bị viêm ruột thừa.
Các thực phẩm nên tránh sau khi mổ ruột thừa và bị viêm ruột thừa
- Thực phẩm nhiều chất béo
- Thực phẩm chứa nhiều đường
- Thực phẩm cay
- Kiêng các đồ ăn cứng, khó tiêu hóa
Các đồ ăn cứng ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của người bệnh mới mổ ruột thừa. Bởi nó làm cho hệ tiêu hóa trở khó hấp thụ và tác động xấu đến vết mổ ruột thừa. Đối với các bệnh nhân vừa mới mổ thì không nên ăn các đồ ăn như bánh mì, các loại hạt sấy khô, trái cây cứng và các đồ ăn cứng khó tiêu khác.
- Hạn chế uống sữa
Đối với người bình thường, sữa là nhóm thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với người mới mổ ruột thừa thì bạn nên hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa từ sữa chua. Bởi khi uống quá nhiều sữa sẽ tạo nên mảng dày trên niêm mạc ruột và có nguy cơ gây ra độc tố không tốt cho đường ruột.
- Tránh sử dụng các thực phẩm có chất kích thích
Các chất kích thích có trong nước ngọt có gas, bia, rượu, nước tăng lực sẽ làm vết thương lâu lành hơn và có thể bị nhiễm trùng. Do đó, bạn cũng nên tránh nạp các chất này vào cơ thể sau khi vừa mổ ruột thừa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh hút thuốc lá và các chất kích thích khác nếu không muốn vết thương kéo dài không khỏi.
- Thực phẩm lên men, muối chua
Trong thực phẩm muối chua, lên men như dưa muối, cà muối, hành muối…có chứa nhiều axit và vi sinh sống không tốt. Nó sẽ gây nên áp lực nặng nề, khó tiêu cho đường tiêu hóa. Do đó, bạn không nên ăn các loại thực phẩm này sau khi vừa mổ ruột thừa.
Về chế độ vận động
Người bị bệnh viêm ruột thừa nên vận động một cách nhẹ nhàng. Nếu phải mổ ruột thừa, bệnh nhân cần đi lại hết sức từ từ và nhẹ nhàng để tránh biến chứng liệt ruột và viêm phổi.
Bệnh nhân viêm ruột thừa nên vận động nhẹ nhàng
Về sinh hoạt
Bệnh nhân viêm ruột thừa vẫn có thể thực hiện bình thường các công việc hàng ngày nhưng lưu ý nên vận động nhẹ nhàng, đi lên xuống cầu thang từ từ, cẩn thận. Bệnh nhân không nên lái xe hay làm các công việc trí óc để tránh bị căng thẳng.
Kết luận
Chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm ruột thừa. Do đó, nắm rõ thông tin đau ruột thừa nên ăn gì, kiêng gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
các bài viết liên quan:
-
Dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa: Tìm hiểu và phân loại
-
Điều trị viêm ruột thừa: Sự lựa chọn phù hợp và biến chứng có thể gặp
-
Viêm ruột thừa ở người cao tuổi