Ung thư thận là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Việc chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận có thể mang đến nhiều lo lắng và hoang mang cho cả người bệnh và người nhà. Tuy nhiên, với sự chăm sóc y tế phù hợp và chế độ sinh hoạt hợp lý, người bệnh ung thư thận hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
Những điều cần biết về ung thư thận
Ung thư thận là bệnh ung thư bắt đầu trong các tế bào của thận. Thông thường chỉ có một quả thận bị ảnh hưởng, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, ung thư có thể phát triển ở cả hai quả thận.
- Loại ung thư thận phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào thận (RCC), chiếm khoảng 90% tổng số trường hợp.
Các trường hợp ít gặp khác, gồm:
- Ung thư biểu mô đường tiết niệu: hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, chiếm khoảng 5 – 10% số ca ung thư thận được chẩn đoán ở người trưởng thành. Ung thư biểu mô đường tiết niệu hình thành ở bể thận, là nơi nước tiểu tập trung trước khi di chuyển xuống bàng quang.
- Sarcoma thận: là loại ung thư thận hiếm gặp, hình thành ở mô mềm của thận, lớp mô liên kết mỏng quanh thận gọi là bao thận, hoặc phần mỡ xung quanh.
- U nguyên bào thận (U wilms): là loại ung thư thận thường gặp nhất ở trẻ em, chỉ chiếm khoảng 1% trong số tất cả các ca ung thư thận được chẩn đoán.
- U lympho thận: có thể gây phì đại cả hai thận, thường đi kèm với phì đại hạch bạch huyết ở các bộ phận khác trên cơ thể như cổ, ngực và khoang bụng.
Ung thư thận là bệnh ung thư bắt đầu trong các tế bào của thận
Triệu chứng của ung thư thận
Ở giai đoạn đầu, ung thư thận thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng có thể gặp:
- Tiểu ra máu, tiểu buốt
- Đau lưng, đau vùng mạn sườn
- Nổi u cục ở một bụng
- Mệt mỏi kéo dài, sụt cân nhanh chóng
- Sốt
- Thiếu máu
Các yếu tố nguy cơ
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư thận
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc ung thư thận càng cao
- Nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ
- Hút thuốc lá
- Tiếp xúc với kim loại nặng Cadimi, thường xuyên làm việc với pin, sơn hoặc vật liệu hàn
- Béo phì
- Huyết áp cao
- Bệnh thận mãn tính
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư thận
Thay đổi chế độ ăn uống của người bệnh: Ăn uống khoa học là yếu tố quyết định giúp cải thiện chức năng thận.
- Nên ăn trái cây và rau xanh, những thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp giảm mức cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Người bị ung thư thận nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Hạn chế chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm hoặc đậu. Ăn quá nhiều chất đạm gây áp lực cho thận.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của người bệnh.
- Hạn chế lượng phốt pho: Khi thận không hoạt động tốt, nồng độ phốt pho trong máu có thể tăng lên, có thể gây ra các vấn đề như đau khớp. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều phốt pho như các loại hạt, hạt, bơ đậu phộng, đậu lăng và đậu.
- Hạn chế lượng chất lỏng: nước, cà phê, trà, súp, món tráng miệng gelatin và kem. Giữ đủ nước là điều quan trọng, nhưng uống thêm chất lỏng có thể gây áp lực cho thận.
- Hạn chế uống rượu bia: Uống bia rượu có thể ảnh hưởng đến thận. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Chế độ tập luyện lành mạnh
- Việc luyện tập thể thao cũng đóng góp một phần lớn trong việc cải thiện sức khỏe cho các bệnh nhân nói chung và ung thư thận nói riêng. Duy trì một số hoạt động thể thao nhẹ nhàng giúp cơ thể người bệnh trở nên thoải mái hơn và tăng sức đề kháng.
Những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư thận
Khi trong gia đình phát hiện có người thân mắc bệnh ung thư có thể ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ chính người bệnh mà còn đối với người thân của họ. Tuy nhiên, sự chăm sóc tốt và đáng tin cậy từ người thân chính là điều cốt yếu để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư thận:
Chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân
Thông thường, những người sau khi nghe tin bản thân mình bị bệnh ung thư thường rất bi quan. Việc giúp người bệnh sống chung với căn bệnh ung thư quả thực là một thử thách không nhỏ. Vì vậy, người nhà hay người chăm sóc bệnh nhân phải luôn lắng nghe, tôn trọng và đặt mình vào suy nghĩ của người bệnh. Hãy giúp người bệnh cảm nhận được sự cảm thông, chia sẻ với những cuộc trò chuyện cởi mở để giúp người bệnh lấy lại tinh thần.
Tham gia quá trình chăm sóc y tế
Người chăm sóc bệnh nhân nên tìm hiểu các thông tin, kiến thức về căn bệnh ung thư mà người bệnh mắc phải,.
Chủ động hỗ trợ đưa người bệnh đi khám, nắm tình hình bệnh, đồng thời cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết để hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị cho người bệnh.
Cần tái khám định kỳ để theo dõi mức độ tiến triển bệnh ung thư thận
Nghỉ ngơi
Chăm sóc người bệnh ung thư có thể mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Người nhà chăm sóc bệnh nhân ung thư cần tự chăm sóc sức khỏe cho mình để có thể đảm bảo sức khỏe chăm sóc cho bệnh nhân.
Cần không gian nơi ở sạch sẽ, thoải mái và sống động
Nơi ở người bệnh cần sạch sẽ, ấm cúng. Tránh phòng ngủ buồn tẻ và không có màu sắc có thể khiến bệnh nhân ung thư cảm thấy rất nhàm chán.
Tránh tiếp xúc đông người
Người bệnh ung thư có khả năng miễn dịch thấp nên họ cần được bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm. Hạn chế số lượng khách đến thăm vào một hoặc hai ngày trong tuần và vào thời điểm thích hợp để người bệnh cảm thấy thoải mái. Quan trọng nhất, cần chắc chắn rằng những người đến thăm không có bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.