Trong y học cổ truyền Việt Nam, cây vòi voi được xem là một loại thảo mộc có tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy nên, để hiểu rõ hơn Cây vòi voi là gì và tác dụng của cây vòi voi như thế nào? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé!
Cây vòi voi là gì? Đặc điểm của cây vòi voi trong tự nhiên
Đây là loài cây thuộc họ vòi voi Boraginaceae với tên gọi khoa học là Heliotropium indicum. Vì là loại cây mọc hoang nên người Việt thường đặt cho chúng nhiều tên gọi khác nhau như cỏ vòi voi, nam độc hoạt đại vĩ đao, cẩu vĩ trùng, dền voi,…
Đặc điểm của chúng rất dễ nhận biết với hoa màu trắng, xếp thành hai hàng dài theo hình dạng của chiếc vòi voi. Chúng thường trường hợp vùng nhiệt đới, ôn đới nhất là tại vùng Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, cây vòi voi thường thấy tại các tỉnh miền bắc tại khu vực đồng bằng và miền núi.
Qua nhiều nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong thành phần của cây vòi voi có chứa hoạt chất alcaloid pyrolizidin có thể gây ra bệnh ung thư, nhưng đồng thời cũng chứa các chất như indixin N-oxyd, indixin có tác dụng ức chế khối u.
Tất cả bộ phận của cây vòi voi có thể làm thành dược liệu và chúng có thể được thu hái quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa thu và hè.
Tác dụng của cây vòi voi đối với sức khỏe
Hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh loét họng bạch cầu
Với các hoạt chất chống viêm có còn trong cây vòi voi, nên chúng còn có tác dụng điều trị các vấn đề về viêm họng, viêm loét họng bạch cầu và viêm amidan. Theo y học, nếu dùng nước cốt của cây vòi voi đều đặn sẽ giúp nhanh chóng giúp cải thiện các vấn đề trên một cách hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh á sừng
Á sừng là căn bệnh da liễu khá phổ biến gây tình trạng khô da, bong tróc, làm nứt da nhất là ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc là gót chân. Dù không gây nguy hiểm nhưng lại có cảm giác khó chịu và gây mất thẩm mỹ.
Theo y học cổ truyền, cây vòi voi chính là một giải pháp cực tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh á sừng. Bằng cách lấy lá vòi voi sát trùng kết hợp với muối để sát trùng hoặc ngâm với rượu dùng bôi hàng ngày sẽ cảm thấy giảm thiểu rõ rệt.
Khắc phục tình trạng mẩn ngứa, nứt nẻ, mụn nhọt trên da
Trong cây vòi voi chứa nhiều loại vitamin như A, C, D và E cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho việc hỗ trợ phòng chống, cũng như khắc phục tình trạng mẩn ngứa, nứt nẻ, cũng như có tác dụng làm làm khô lại lớp sơn bên ngoài và ngăn ngừa vấn đề mụn nhọt, mụn cóc trên da. Từ đó, giúp cho da trở nên trở nên trắng sáng, hồng hào và khỏe mạnh hơn.
: 8 thực phẩm tuyệt vời cho làn da đẹp
Hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa
Với những ai bị viêm da cơ địa mới thấu hiểu được nỗi khó chịu. Vậy nên, theo nhiều nghiên cứu thì trong cây vòi voi chứa nhiều thành phần hỗ trợ giúp kiểm soát và điều trị các vấn đề liên quan tới viêm da cơ địa hiệu quả như:
- Ngăn ngừa xuất hiện các ổ viêm trên da.
- Giúp giảm nhanh các cơn khó chịu và điều trị viêm mủ.
- Ngăn chặn tình trạng viêm mủ lây lan.
- Giúp giảm sưng, đau.
Lợi tiểu
Theo nhiều nghiên cứu thì trong phần dịch được chiết xuất từ lá vòi voi qua nghiên cứu có thể làm thuốc rất lợi tiểu. Đồng thời giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hoặc kiết lỵ,…
Chống viêm, giảm sưng tấy
Trong cây vòi voi đã được kiểm chứng có hoạt tính chống viêm, giảm phù ở tai và chân và sưng tấy rất hiệu quả.
Một số công dụng khác
Theo thông tin từ nhiều nghiên cứu cho biết, trong cây vòi voi còn chứa một số chất có thể chống lại đục thủy tinh thể, chống lao phổi, tẩy giun sán chống oxy hóa, giảm đau và diệt ấu trùng,… Tuy nhiên, chúng ta cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có thể sử dụng một cách an toàn.
Cách sử dụng cây vòi voi hiệu quả
Thường cây vòi voi được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y như:
Chữa viêm phổi, viêm mủ màng phổi
- Chuẩn bị: 60g vòi voi tươi, mật ong.
- Cách tiến hành: Đun sôi cây vòi voi sau đó pha chung với mật ong để uống, hoặc là làm nước ép từ cây tươi khoảng 60g – 120g và uống chung với mật.
Chữa sưng amidan
- Chuẩn bị: Cây vòi voi tươi.
- Cách tiến hành: Dã nát lá tươi để lấy nước dùng súc miệng ngày 4 – 6 lần.
Trị phong thấp, tê bại, nhức mỏi, sưng đau các khớp hay bán thân bất toại
- Chuẩn bị: 300g vòi voi khô, 150g củ bồ bồ, 20g rễ nhàu rừng, 100g cỏ mực.
- Cách tiến hành: Dã nhuyễn các vị thuốc trên thành bột rồi vo lại thành từng viên nhỏ bằng hạt tiêu. Mỗi ngày dùng từ 20-3 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 viên.
Điều trị viêm xoang
- Chuẩn bị: 10 nhánh cây vòi voi và 5 – 6 nhánh ngũ sắc tươi.
- Cách tiến hành: Rửa sạch các dược liệu trên rồi dã nhỏ, lấy nước nhỏ vào mũi khi bị viêm xoang.
Chữa bệnh á sừng
- Bài thuốc 1: Cho vòi voi vào rượu rồi ngâm đến khi nào nước rượu chuyển sang màu vàng, thì hãy lấy tăm bông thấm dung dịch rồi bôi lên các vết nứt nẻ.
- Bài thuốc 2: Dã nát vòi voi rồi thêm một ít muối trộn đều sau đó đắp lên vết thương và băng lại. Cách một thời gian thì thay băng đắp lại đều đặn hàng ngày.
Chữa viêm da cơ địa
- Chuẩn bị: Cây vòi voi tươi.
- Thực hiện: Dã nhuyễn lấy nước cốt rồi đắp lên kín vùng da bị cơ địa hàng ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng và câu hỏi thường gặp về cây vòi voi
Một số câu hỏi thường gặp
1. Cây vòi voi có độc không?
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng cây vòi voi cũng chứa một số hoạt chất được cho là gây hại cho cơ thể như ancaloid có nhân pyrolizidin, nếu không sử dụng đúng cách dễ gây ảnh hưởng trực tiếp tới các tế bào trong cơ thể.
2. Tắm cây vòi voi có tác dụng gì?
Qua nghiên cứu ý học cho thấy, loại dược liệu này còn có công dụng điều trị một số bệnh về da như mẩn ngứa, mủ viêm, giảm đau nhức, mụn nhọt. Thế nên, tắm nước vòi voi sẽ giúp ích rất lớn để bảo vệ làn da của mình.
Một số lưu ý khi sử dụng cây vòi voi
- Có một số loại cây vòi voi sẽ có chất alcaloid có nhân pyrolizidin – tác nhân gây độc cho gan. Chúng sẽ tiến hành ức chế và hủy hoại các tế bào gan đi kèm với các biểu hiện như đau bụng, xuất huyết, tiêu chảy và có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Loại độc này thường phát tác chậm, âm ỉ, kéo dài nên sẽ rất khó để phát hiện. Chính vì thế, nếu không thực sự hiểu biết thì mọi người không nên tự ý dùng cây vòi voi trong bất kì tình huống nào
- Đồng thời không được tự ý áp dụng các bài thuốc khi chưa được hướng dẫn từ các thầy thuốc có chuyên môn trong Y Học Cổ Truyền.
- Khuyến cáo không nên dùng cây vòi voi cho phụ nữ mang thai, cho con bú và các em nhỏ.
- Người lớn tuổi, hay bị tiêu chảy, người có tỳ vị hư hàn, suy nhược cơ thể nên hạn chế tối đa dùng loại dược liệu này.
- Tốt nhất không được tự ý uống nước cây vòi voi, bởi nếu dùng quá nhiều hoặc không đứng phương pháp sẽ rất dễ khiến cơ thể bị ngộ độc, đặc biệt là gan. Nếu có tình trạng đau bụng, bị tiêu chảy thì lập tức phải ngưng dùng lại ngay.
- Những phương pháp điều trị bằng cây vòi voi thường phát huy hiệu quả chậm hơn so với dùng thuốc tây, nên khi dùng thì mọi người phải thực sự kiên trì.
- Trước khi dùng những bài thuốc từ cây vòi voi trị bệnh ngoài da, mọi người hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da đó thật kỹ càng.
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu hơn về tác dụng của cây vòi voi. Tuy mọc khá nhiều ngoài tự nhiên nhưng không phải ai cũng biết đây là bài thuốc quý. Hy vọng sau khi đọc bài viết này sẽ giúp bạn biết cách khai thác và sử dụng loại thảo dược này tốt và hiệu quả hơn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- 5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
- Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
- [BẠN CÓ BIẾT] Hoa đu đủ đực ngâm mật ong và những lợi ích bất ngờ với sức khoẻ
- Sâm đất tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên sử dụng, cần lưu ý!