Cây húng chanh được xem là vị thuốc nam có trong tự nhiên và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn vì tính hiệu quả và an toàn. Vậy để hiểu rõ hơn về những giá trị mà húng chanh đem lại, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và cách dùng loại cây này qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây húng chanh
Tên gọi
- Tên tiếng việt: Húng chanh, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, tần dày lá
- Tên khoa học: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng
- Tên đồng nghĩa: Coleus amboinicus Lour
Đặc điểm tự nhiên
Húng chanh là một loại cây cỏ sống lâu năm, có chiều cao từ 25 cm đến 75 cm. Thân cây đứng, có lớp lông mịn. Lá của cây có cuống, mọc đối, có hình dạng bầu dục, có nhiều lông. Hoa nhỏ có màu tím và quả của cây hình dạng cầu, màu nâu.
Lá của húng chanh có mùi hương thơm dễ chịu, giống như mùi của chanh, với vị the chua nhẹ. Nó có tính năng ấm, có thể giúp sát khuẩn, làm thông cổ họng, tiêu đờm và kích thích tiết mồ hôi.
Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của cây hoàn ngọc là chứa tinh dầu, thành phần chính là chất carvacrol, chiếm 40-60%. Ngoài ra trong húng chanh còn bao gồm hàm lượng vitamin khá cao như vitamin A, vitamin B, vitamin C…
Tìm hiểu chung về cây húng chanh
Lợi ích đối với sức khỏe của cây húng chanh
Cây húng chanh không chỉ là một thực phẩm được chế biến đa dạng trong các món ăn, mà nó còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu 6 công dụng nổi bật của loại cây này.
Tác dụng cây húng chanh: Làm đẹp cho da
Do tinh dầu chiếm thành phần chính, cây húng chanh không chỉ giúp làm sạch da mà còn có khả năng loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và dầu nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Nhờ vào những đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của lá húng chanh, kết hợp với khả năng làm sạch da từ bên trong, loại cây giúp ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá, giúp duy trì làn da luôn mịn màng.
Khử độc
Lá húng chanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc gan mà còn ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong gan, tạo điều kiện thuận lợi cho gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Cây húng chanh trị ho, viêm họng
Hoạt chất bên trong cây húng chanh như một loại kháng sinh có tác dụng sát khuẩn tốt, chống viêm giúp loại bỏ chất nhầy, đờm và giảm đau họng, ho khan tiếng hiệu quả.
Cây húng chanh trị ho, viêm họng hiệu quả
Cây húng chanh có tác dụng hạ sốt
Lá húng chanh được xem là một biện pháp hiệu quả để giảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng kích thích quá trình tiết mồ hôi, giúp loại bỏ độc tố qua da và hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
Tăng đề kháng
Hàm lượng vitamin C trong cây húng chanh rất cao nên có tác dụng giảm viêm, nhiễm trùng đường hô hấp và tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Tác dụng cây húng chanh: Cải thiện tâm trạng
Trong cây húng chanh chứa nhiều hợp chất hữu cơ và khoáng chất cần thiết có khả năng cải thiện tinh thần, giúp ngủ ngon hơn và ngăn ngừa tình trạng rối loạn lo âu, căng thẳng.
Cách sử dụng cây húng chanh tốt cho sức khỏe
Cây húng chanh là một trong những thảo dược lành tính, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, để việc sử dụng loại thực phẩm này đạt hiệu quả, cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng sau đây.
Liều lượng và cách dùng phù hợp
Ngoài công dụng làm gia vị trong các bữa ăn, húng chanh còn được dùng chữa cảm cúm, viêm họng, ho hoặc dùng ngoài để đắp lên những vết thương, vết cắn của côn trùng,…
Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên sử dụng lá tươi với liều lượng 10g đến 16g là phù hợp. Cây húng chanh, đặc biệt là phần lá có thể giã, xay nhuyễn để đắp ngoài da, làm thuốc xông hoặc sắc để uống.
Gợi ý các bài thuốc trị bệnh từ lá cây húng chanh
Một số bài thuốc hay trị bệnh từ cây húng chanh:
- Bài thuốc chữa ho có đờm: Rửa sạch 15 lá húng chanh cùng 5 quả quất xanh, sau đó xay nhuyễn rồi cho hỗn hợp này với một ít đường phèn vào hấp cách thuỷ khoảng 20 phút, uống 1-2 lần mỗi ngày.
- Bài thuốc chữa viêm họng: Tương tự như bài thuốc trên, sau khi rửa sạch lá húng chanh và thái nhỏ thì giã nhuyễn với đường phèn. Tiếp đến trộn với nước sôi cho ngấm rồi gạn lấy nước uống.
- Bài thuốc xông chữa cảm cúm: Nấu lá húng chanh tươi cùng gừng, hành rồi sau đó xông cơ thể trong 10 phút để tăng tiết mồ hôi.
- Chữa bệnh về da: Các trường hợp da bị vảy nến, chàm da, côn trùng hay mụn sưng tấy đỏ có thể lấy 20g lá húng chanh đem giã nhuyễn cùng với một chút muối và đắp lên da trong khoảng 10 phút.
- Chữa hội chứng ruột kích thích: Mỗi ngày dùng một nắm lá húng chanh hãm uống để giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn.
Một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả
Lưu ý cần biết khi sử dụng lá cây húng chanh
Lưu ý quan trọng cần biết khi sử dụng cây húng chanh để trị bệnh:
- Vì tinh dầu húng chanh có nguy cơ làm chậm quá trình đông máu, vì vậy theo chuyên gia khuyến cáo trước khi phẫu thuật nên ngưng sử dụng lá húng chanh.
- Chiết xuất từ lá húng chanh còn có thể làm hạ huyết áp, những người bị huyết áp thấp nên hạn chế dùng thảo dược này.
- Đối với những người có làn da nhạy cảm hay bị dị ứng cần hạn chế cây húng chanh để tránh gây kích ứng vì lá và thân cây có nhiều lông.
- Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai cần thận trọng khi dùng lá húng chanh để trị bệnh, để an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.
- Sau khi sử dụng lá húng chanh trong khoảng 20 phút, khuyến nghị không ăn uống bất cứ thứ gì để đảm bảo điều trị bệnh ở vùng họng hiệu quả.
- Cần kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, tránh sử dụng đồ tanh hay đồ lạnh và vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây nhiễm.
Cây húng chanh không chỉ là một loại gia vị thơm ngon mà còn được coi là một “thần dược” có khả năng điều trị ho, cảm cúm và hiệu quả trong việc chữa lành vết thương ngoài da. Ngoài ra, để bảo vệ và duy trì sức khỏe tốt, bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc đã được Pharmacity hướng dẫn qua bài viết trên.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Các bài thuốc quý từ cây đinh lăng
Cây dương xỉ: Lợi ích và cách dùng chữa bệnh