Cây hoàn ngọc hay còn được biết đến với tên gọi “cây xuân hoa”, là một loại cây thuốc tự nhiên với khả năng kháng khuẩn và được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm dạ dày, viêm ruột, và bệnh lý gan. Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về loại thảo dược này.
Tổng quan về cây hoàn ngọc
Tên gọi
- Tên tiếng Việt: Cây Hoàn Ngọc
- Tên khoa học: Pseuderanthemum latifolium
- Tên gọi khác: Xuân hoa, cây con khỉ, nhật nguyệt, trạc mã, cây mặt quỷ,…
Đặc điểm chung
Cây hoàn ngọc là một loại cây bụi, cao khoảng từ 1m đến 2m. Thân cây có màu xanh lục khi còn non, nhưng khi già thì chuyển sang màu nâu. Lá cây có hình mũi giác với kích thước từ 12 đến 17cm. Cuống lá thường dài từ 1,5 đến 2,5cm.
Hoa của cây hoàn ngọc có màu trắng pha tím, thường xuất hiện ở ngọn cành cây. Mỗi bông hoa có 5 cánh và 5 đài chia thành 2 môi. Quả của cây thuộc dạng quả nang, bên trong mỗi hạt chứa 4 quả.
Cây hoàn ngọc có thể được phân loại thành 2 dạng chính:
- Cây hoàn ngọc đỏ: Khi còn non, đầu lá cây có màu hơi nâu hoặc nâu đỏ, có vị chát và hơi chua. Khi già, lá cây chuyển sang màu xanh và bề mặt trên có màu đậm hơn, luôn được bao phủ bởi một lớp lông.
- Cây hoàn ngọc trắng: Lá cây có màu xanh nhạt có nhiều dịch nhầy tiết ra. Cây hoàn ngọc trắng thường được cho là chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học của cây hoàn ngọc chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm sterol, flavonoid, saponin, carotenoid, acid hữu cơ và các loại khoáng chất khác như Ca, Mg, Na, K,…
Lá của cây hoàn ngọc được biết đến với hàm lượng diệp lục toàn phần đạt 2,65mg/g (đối với lá tươi), protein toàn phần chiếm 30,08% (chất khô), và N toàn phần chiếm 4,9% (chất khô).
: Cây hà thủ ô là gì? Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cây hà thủ ô
Tổng quan về cây hoàn ngọc
Công dụng đối với sức khỏe của cây hoàn ngọc
Dưới đây là một số tác dụng của cây hoàn ngọc mà bạn nên biết:
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm: Lá cây hoàn ngọc có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, giảm sưng viêm và làm lành vết thương gồm nhờ vào các thành phần như sterol, flavonoid, carotenoid, axit hữu cơ trong cây.
- Cải thiện tinh thần: Cao chiết xuất từ lá hoàn ngọc (nồng độ 6mg/ml) có khả năng ức chế 69,9% men MAO, làm giảm triệu chứng rối loạn thần kinh, trầm cảm.
- Ngăn ngừa ung thư: Theo nghiên cứu cho thấy rằng thành phần axit pomolic trong cây hoàn ngọc có tác dụng chống lại khả năng kháng thuốc của tế bào ung thư. Ngoài ra, hoạt chất lupeol có khả năng điều trị ung thư tuyến tụy.
- Bảo vệ gan: Nhờ vào 3 hoạt chất betulin, lupeol, axit pomolic trong cây hoàn ngọc giúp giải độc gan, điều trị các bệnh lý về gan như như xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Theo nghiên cứu, cây hoàn ngọc có tác dụng giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Chữa các bệnh về đường tiêu hóa: Loại cây này thường được dùng để chữa được các triệu chứng như đau bụng đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, viêm loét dạ dày,…
- Tác dụng ổn định huyết áp: Dịch chiết lá cây hoàn ngọc có tác dụng hạ huyết áp và làm ổn định nhịp tim hiệu quả.
Cây hoàn ngọc có tác dụng gì?
Phương pháp sử dụng cây hoàn ngọc đúng cách
Dù cây hoàn ngọc mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây.
Liều lượng và cách dùng phù hợp của cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc thường được sử dụng như sau:
- Dùng để uống: Lá và thân đem phơi khô, sắc với nước. Đối với người lớn mỗi ngày uống với liều lượng từ 10g đến 12g.
- Dùng ngoài da: Lá tươi đem giã nát, đắp lên vết thương rồi băng lại. Liều lượng từ 10g đến 30g.
Cây hoàn ngọc trị bệnh gì? Một số bài thuốc hay từ cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc trị bệnh gì? Trong y học, cây hoàn ngọc được xem là một trong những loại thảo dược trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc hay mà bạn có thể tham khảo:
- Chữa tiểu bí, tiểu ra máu: Sử dụng từ 15 đến 25 lá hoàn ngọc, đem giã nát, lọc vắt lấy nước cốt uống hàng ngày.
- Chữa bệnh cảm cúm, sốt cao: Dùng 8 lá cây rửa sạch và nhai kỹ, cách 1 giờ sử dụng tiếp tục. Sau 3 lần dùng sẽ có tác dụng hạ sốt, giảm cơn đau đầu.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Dùng khoảng 7 lá cây tươi, rửa sạch ăn sống ngày 2-3 lần, sử dụng trong 7 ngày.
- Chữa tả, lỵ, tiêu chảy: Dùng 5-15 lá hoàn ngọc làm sạch và nhai 2 lần mỗi ngày, dùng 7 ngày liên tục.
- Chữa các bệnh về gan: Sử dụng 10 lá cây hoàn ngọc đã rửa sạch, chia ra mỗi ngày nhai 3 lần lúc đói, thực hiện liên tục trong 3 tuần.
- Hỗ trợ điều trị cầm máu do trĩ, xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu: Dùng 7-9 lá cây tươi nhai kỹ 2 lần mỗi ngày hoặc sắc nước uống trong ngày với lá khô và 500ml nước.
- Chữa lành vết thương: Dùng lá hoàn ngọc tươi giã nát đắp lên vết thương và cố định lại bằng băng gạc y tế. Sau 2 giờ đắp lại lá mới.
- Chữa u xơ phổi, tiền liệt tuyến: Xay nhuyễn với 300ml nước với 1 ít lá hoàn ngọc tươi, chia uống 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn, dùng trong 1 tháng.
- Điều trị ổn định huyết áp: Dùng rễ cây hoàn ngọc và lá cây đem phơi khô và nấu nước uống hàng ngày.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Dùng 10 lá cây tươi nhai kỹ 5 lần mỗi ngày. Đối với người ung thư giai đoạn sau, sử dụng 15 lá tươi và nhai kỹ 6 lần mỗi ngày kết hợp với uống lá hoàn ngọc xay nhuyễn vào buổi sáng và ăn lá nấu chín vào buổi tối.
- Chữa đau mắt: Dùng 3 lá tươi đắp vào mắt để qua đêm.
- Chữa viêm đại tràng co thắt: Dùng 7-10 lá cây tươi nhai sống hoặc giã lấy nước uống, dùng trong 1-2 tháng.
Gợi ý các bài thuốc trị bệnh từ cây hoàn ngọc
Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây hoàn ngọc
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng cây hoàn ngọc, bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Tránh quá liều: Tránh sử dụng cây hoàn ngọc vượt quá liều lượng khuyến nghị, để tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng loại cây này để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
- Tương tác với thuốc: Cây hoàn ngọc có thể tương tác với một số loại thuốc, ví dụ như thuốc hạ đường huyết. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Trường hợp dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với cây hoàn ngọc. Nếu xuất hiện các triệu chứng như đỏ da, ngứa hoặc khó thở, cần ngừng sử dụng ngay lập tức và có sự hỗ trợ từ y tế.
Cây hoàn ngọc được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe và có tác dụng điều trị các loại bệnh như cảm cúm, tiêu hóa, tim mạch, huyết áp,…Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng loại cây này, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng là rất quan trọng.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
-
5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
-
Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
-
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Các bài thuốc quý từ cây đinh lăng
-
Cây dương xỉ: Lợi ích và cách dùng chữa bệnh