Trong y học, cây dương xỉ được xem như vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh hiệu quả như phong thấp, tiêu chảy, bong gân, cầm máu,…Trong bài viết này sẽ bật mí cho bạn lợi ích sức khỏe và các bài thuốc hay chữa bệnh hiệu quả từ loại cây này.
Tìm hiểu chung về cây dương xỉ
Tên gọi
- Tên tiếng Việt: Cây dương xỉ
- Tên khoa học: Polypodium leucotomos
- Tên gọi khác: Ngọc dương xỉ hoặc quyết lá xoăn
Đặc điểm tự nhiên
Cây dương xỉ thuộc nhóm thực vật không có hoa và hạt, được trồng khá phổ biến ở Châu Á. Dương xỉ đa phần là thân rễ mọc bò ngầm dưới lòng đất hoặc bò lan trên mặt đất với đường kính từ 8 -15mm.
Cây có cấu trúc lá đặc trưng, tổ chức thành cụm lá kép, có chiều dài khoảng 30-130cm và chiều rộng từ 10-50cm, hình dáng giống chiếc lược với đầu thon nhọn. Cây dương xỉ có màu xanh lục và mép lá thường không gợn sóng.
Dương xỉ không chỉ được sử dụng làm cây cảnh mà còn nguồn dược liệu quý. Phần lá và thân rễ của loại cây này đều được sử dụng để trị bệnh.
Thành phần hóa học
Cây dương xỉ không chỉ chứa ít calo, chất béo và cholesterol, mà còn là nguồn cung cấp các dưỡng chất quan trọng. Trong lá của cây, có chứa lượng protein cao cùng với các loại vitamin và khoáng chất như kẽm, kali và canxi.
Đặc biệt, nó còn chứa nhiều hợp chất phenolic giàu tính chống oxy hóa như axit chlorogenic, axit coumaric, và axit ferulic. Những hợp chất này không chỉ có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể.
Tìm hiểu chung về cây dương xỉ
Cây dương xỉ có tác dụng gì? Lợi ích nổi bật từ cây dương xỉ
Nhờ vào các nguồn giá trị dinh dưỡng dồi dào, trong y học cây dương xỉ được xem là liều thuốc quý có thể trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là các công dụng nổi bật từ cây dương xỉ mà bạn nên biết.
Đẹp da, chống nắng
Dương xỉ giúp ngăn chặn tác động có hại của ánh nắng mặt trời và tia UV. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi người trưởng thành khỏe mạnh sử dụng 7,5mg/kg cây dương xỉ, họ ít bị tổn thương da và cháy nắng hơn so với những người không sử dụng.
Dương xỉ có khả năng tăng cường độ đàn hồi của da, ngăn chặn quá trình lão hóa và có tác dụng chống viêm. Nó còn giúp bảo vệ làn da, duy trì độ mềm mại và săn chắc, đồng thời ngăn ngừa tình trạng mụn viêm.
: 8 thực phẩm tuyệt vời cho làn da đẹp
Cây dương xỉ: Cải thiện thị lực
Lá cây dương xỉ chứa nhiều vitamin A, điều này rất có lợi cho sức khỏe của mắt. Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong duy trì sự khỏe mạnh của võng mạc và giúp cải thiện khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.
Cây dương xỉ: Bổ sung sắt
Dương xỉ chứa lượng lớn sắt, một khoáng chất quan trọng có vai trò thúc đẩy sản xuất tế bào hồng cầu trong cơ thể. Số lượng hồng cầu đủ đầy là quan trọng để phân phối oxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ hệ thống cơ thể.
Tốt cho hệ thần kinh
Cây dương xỉ là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất có lợi, hỗ trợ và kích thích hoạt động của hệ thần kinh. Đặc biệt, chúng cũng chứa thiamin, một trong những loại vitamin B quan trọng giúp tối ưu hóa chức năng của hệ thần kinh một cách hiệu quả.
Công dụng nổi bật của cây dương xỉ
Cây dương xỉ: Giảm các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt
Lá dương xỉ được các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng trong kỳ kinh nguyệt. Vì lá dương xỉ chứa nhiều khoáng chất, giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi trong chu kỳ kinh nguyệt như đau bụng, tức ngực, đau lưng,…
Gợi ý các bài thuốc chữa bệnh từ cây dương xỉ
Để sử dụng lá dương xỉ đúng cách tốt cho sức khỏe, bạn có thể chế biến bằng cách hấp hoặc luộc.Theo khuyến cáo, thời gian nấu nên từ 15-20 phút để giảm vị đắng, đồng thời giảm chất độc.
Ngoài ra, cây dương xỉ còn được dùng để trị các loại bệnh bằng cách sắc lấy nước uống hoặc rửa sạch rồi giã đắp lên da. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ loại cây này mà bạn nên biết.
Chữa nhức mỏi gối, đau lưng, bạch đới, di tinh, tiểu són do thận hư
Cách thực hiện: Kết hợp với các loại sau:
- Cẩu tích 15 – 20g
- Thục địa 12 – 16g
- Đỗ trọng 10 – 12g
- Dây tơ hồng 8 – 10g
Cho tất cả vào sắc với 750ml nước, sau đó lấy 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa phong hàn, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn
Cách thực hiện: Kết hợp với các loại sau:
- Cẩu tích 15 – 20g
- Rễ cỏ xước 10 – 12g
- Ý dĩ 12 – 16g
- Mộc qua 6 – 8g
Cho tất cả vào sắc với 750ml nước, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa khí huyết suy yếu, tay chân mỏi, đau nhức xương khớp, khó cử động
Cách thực hiện: Kết hợp với các loại sau:
- Đương quy 10 – 12g
- Cẩu tích 15 – 20g
- Xuyên khung 4 – 6g
- Tục đoạn 10 – 12g
- Cốt toái bổ 10 – 12g
- Tầm gửi cây dâu 12 – 16g
- Bạch chỉ 4 – 6g
Nấu với 750ml nước sắc, còn lại 200ml, chia 2 lần uống trước ăn.
Chữa lang ben, bạch biến
Cách thực hiện: Lấy 5g bột dương xỉ trộn cùng 120ml kem dưỡng da đang dùng hàng ngày. Mỗi ngày bôi loại kem này 1 lần vào buổi tối, cần bôi liên tục trong vài tháng sẽ thấy tình trạng lang ben, bạch biến da giảm hẳn.
Cây dương xỉ trị bệnh gì?
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng cây dương xỉ
Để việc sử dụng cây dương xỉ an toàn và đạt hiệu quả cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn đúng cách: Một số loại dương xỉ có thể gây độc tố, vì vậy cần lựa chọn cây dương xỉ có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn.
- Chế biến cẩn thận: Lá cây dương xỉ, có thể gây ra phản ứng dị ứng khi ăn. Vì vậy cần sơ chế và chế biến kỹ lưỡng trước khi tiêu thụ có thể giúp phòng tránh tình trạng dị ứng.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai: Theo khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai nên tránh sử dụng lá dương xỉ.
- Thảo luận với bác sĩ: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các dược liệu như cây dương xỉ để chữa bệnh nhằm tránh gây hại cho sức khỏe.
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào có trong cây dương xỉ giúp đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mắt, hệ thần kinh và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không tất cả các loại cây dương xỉ đều an toàn và việc chế biến trước khi tiêu thụ là quan trọng để ngăn chặn tác dụng phụ có thể xảy ra.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của cây sâm đất với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết
- Ngải cứu có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời từ việc sử dụng ngải cứu có thể bạn chưa biết!
- Ăn đường phèn nhiều có tốt không? Tác dụng của đường phèn đối với sức khoẻ bạn nên biết
- Hải sâm: Giá trị dinh dưỡng & tác dụng của hải sâm đối với sức khoẻ con người
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.