Tổn thương thận rất thường gặp trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Lupus). Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thận Lupus rất đa dạng, từ thể nhẹ nhất là protein niệu đơn độc không triệu chứng cho đến tiểu máu hoặc nặng nhất là suy thận tiến triển nhanh.
Do đó, bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống biến chứng gây suy thận và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây thương thận
Cứ 10.000 người trên thế giới thì có 3 người mắc viêm thận lupus. Bệnh phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, trong độ tuổi 20 – 40. Các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Gen di truyền.
- Giới tính.
- Tác nhân từ môi trường: Thuốc lá, virus gây bệnh zona, căng thẳng…
Biến chứng của bệnh lupus ban đỏ có thể gây suy thận
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Bệnh thận có thể trở nên trầm trọng theo thời gian, có thể dẫn tới suy thận mạn giai đoạn cuối. Khi đã bị suy thận giai đoạn cuối, người bệnh sẽ cần chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Do đó, nếu đã bị biến chứng lupus ban đỏ hệ thống trên thận thì cần thường xuyên đi khám theo chỉ định bác sĩ để tránh nguy cơ gây tử vong.
Biến chứng suy thận do bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất nguy hiểm có thể gây tử vong
Chăm sóc người bệnh
Thực phẩm nên dùng
- Nhóm chất bột đường: gạo, mì, ngô, khoai củ và các sản phẩm chế biến (miến, bún, phở…)
Nhóm thịt: Các loại thịt nạc, cá nạc, tôm, cua… - Nhóm sữa: các loại sữa động vật giàu canxi, phomai…
- Rau xanh: Ăn đa dạng các loại rau củ. Đặc biệt các loại rau lá, nhiều chất xơ: Rau muống, rau ngót,…
- Nhóm chất béo: Dầu thực vật (dầu đậu nành, oliu, dầu vừng…)
- Quả chín: Ăn đa dạng các loại quả, mỗi ngày nên ăn 200-300g quả chín.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm: ngao, sò, hàu…
- Các thực phẩm giàu sắt: Các loại thịt, đậu đỗ, mộc nhĩ, nấm hương…
Thực phẩm hạn chế dùng
- Các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt nguội.
- Phủ tạng động vật: lòng, tim, gan, óc, bầu dục…
- Mỡ động vật: Thịt mỡ, da gà, da vịt…
- Các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt hộp, cá hộp, giò, chả…
Thực phẩm không nên dùng
- Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.
- Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
Chú ý: Đảm bảo an toàn thực phẩm: Chọn các thực phẩm tươi, sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Trường hợp bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đã gây biến chứng suy thận thì lưu ý: Lượng đạm ăn vào cần giảm theo mức độ suy thận; điều chỉnh lượng muối ăn dựa theo điện giải đồ. Trường hợp tăng kali máu chú ý điều chỉnh lượng rau quả. Khi Kali máu > 5.0 mmol/l cần ngừng ăn rau xanh, quả chín.
Kết luận
Lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương thận là một bệnh lý phức tạp và nguy hiểm, nhưng với sự hiểu biết và quản lý đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này. Điều quan trọng là duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng và hạn chế những thực phẩm có hại. Hãy luôn theo dõi sức khỏe định kỳ, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và đừng ngần ngại hỏi ý kiến chuyên gia khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Sự quan tâm và chăm sóc đúng mực không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn một cách toàn diện.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.