More
    HomeSống KhỏeCận thị bao nhiêu độ là nặng?

    Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

    - Advertisement -spot_img


    Cận thị bao nhiêu độ là nặng là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh có con bị cận thị cũng như những người đang bị cận thị. Độ cận thị càng cao, thị lực của người bệnh càng giảm, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và khó khăn trong việc điều trị.

    Độ cận thị càng cao, thị lực của người bệnh càng giảm, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và khó khăn trong việc điều trị Độ cận thị cao ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và khó khăn trong việc điều trị

    Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

    Hiện nay có nhiều cách phân loại độ cận thị khác nhau giúp việc phân nhóm, quản lý và điều trị cận thị dễ dàng hơn như cận thị đơn thuần hay cận thị thứ phát, tật cận thị hay cận thị bệnh lý, phân loại độ cận thị theo độ tuổi… Trong đó, phân loại cận thị theo độ cận là phương pháp phân loại cận thị phổ biến nhất.

    Mức độ cận thị được phân loại theo độ cận và được chia thành 3 mức độ là nhẹ, vừa và nặng như sau:

    • Cận thị nhẹ: Cận thị có độ dưới 3,00D.
    • Cận thị trung bình: Là cận thị 3,00D từ 6,00D.
    • Cận thị nặng: Từ 6,00D đến 10,00D.
    • Cận thị cực đoan: Các trường hợp cận thị có độ cận thị lớn hơn 10,00D.

    Vì vậy, đối với câu hỏi cận bao nhiêu độ là nặng thì câu trả lời chính là độ cận thị từ 6.00D đến 10.00D trở lên được coi là cận thị nặng. Đối với những bệnh nhân cận thị nặng, cận thị nặng nhất là các trường hợp cận thị cực đoan có độ cận thị lớn hơn 10,00D những trường hợp do thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên người bệnh cần đeo kính cả ngày, trừ khi ngủ để duy trì các hoạt động bình thường. 

    Cận thị nặng có nguy hiểm không?

    Những vấn đề có thể xảy ra do cận thị nặng không chỉ giới hạn ở việc bệnh nhân bị giảm thị lực mà còn kèm theo một số nguy cơ biến chứng rất nguy hiểm. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh cận thị nặng bao gồm:

    Xem thêm  Liệu nang naboth cổ tử cung có phải bệnh lý nguy hiểm? Nguyên nhân và cách điều trị

    Nhược thị

    Nhược thị là một biến chứng thường gặp của bệnh cận thị nặng do khả năng cảm nhận tín hiệu thần kinh từ mắt của não bộ giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do mắt phải điều chỉnh quá nhiều, điều này thường xảy ra ở những trường hợp cận thị nặng. Nếu tình trạng nhược thị kéo dài, người bệnh khó có thể lấy lại thị lực 10/10 dù có điều trị.

    Nhược thị là một biến chứng thường gặp của bệnh cận thị nặng do khả năng cảm nhận tín hiệu thần kinh từ mắt của não bộ giảm Nhược thị là một biến chứng của bệnh cận thị nặng 

    Bong võng mạc

    Sự co thắt quá mức ở những người bị cận thị nặng có thể khiến mắt bị lồi ra phía trước, có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc khác của mắt, bao gồm cả võng mạc. Việc võng mạc tiếp tục bị kéo căng có thể dẫn đến giãn võng mạc, thoái hóa và thậm chí bong võng mạc, xuất huyết dịch kính…

    Lác mắt

    Người bệnh cận thị khả năng sử dụng cơ mắt kém, đặc biệt cận thị nặng lâu ngày có thể biến chứng thành lác. Hậu quả là tình trạng giảm thị lực của bệnh nhân ngày càng trầm trọng và rất mất thẩm mĩ.

    Glocom góc mở

    Đây cũng là một biến chứng rất nguy hiểm có thể gây ra cho người bệnh cận thị nặng. Glocom góc mở có thể dẫn đến mù hoàn toàn nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.

    Các cách điều trị cận thị nặng

    Do cận thị nặng gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thị giác và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời kèm theo nhiều nguy cơ biến chứng rất nguy hiểm nên việc kiểm soát và điều trị cận thị nặng như thế nào là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

    Xem thêm  Bạn đã biết xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền chưa?

    Hiện nay, có hai phương án điều trị cận thị nặng chính là điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật.

    Trong đó, đối với điều trị bảo tồn thì bệnh nhân sẽ sử dụng các dụng cụ như kính cận, kính áp tròng cho các trường hợp người bệnh còn quá trẻ, có chống chỉ định phẫu thuật cận thị, cận thị chưa ổn định với tăng độ cận nhanh…

    Nếu bệnh nhân có độ cận thị ổn định và không có chống chỉ định phẫu thuật…, thì phẫu thuật có thể là một lựa chọn cho bệnh nhân cận thị nặng. Các phẫu thuật có thể được áp dụng để điều chỉnh độ cận thị cũng rất đa dạng như phẫu thuật lasik, mổ femto lasik, relex smile… Ưu điểm của điều trị phẫu thuật là giúp cải thiện nhanh chóng thị lực về mức bình thường hoặc tiệm cận bình thường, cho kết quả lâu dài sau điều trị.

    Điều trị phẫu thuật là giúp cải thiện nhanh chóng thị lực về mức bình thường hoặc tiệm cận bình thườngPhẫu thuật giúp cải thiện nhanh chóng thị lực về mức bình thường hoặc tiệm cận bình thường

    Một số cách phòng tránh cận thị nặng

    Để phòng tránh những tác hại và biến chứng nguy hiểm do cận thị nặng gây ra, bạn hãy chú ý những điểm dưới đây:

    • Việc duy trì các thói quen tốt khi sử dụng sách báo, máy tính như sử dụng trong môi trường đủ ánh sáng, đủ khoảng cách…, có thể giúp ngăn ngừa cận thị xảy ra, đồng thời giúp bệnh cận thị không trở nên nặng hơn.
    • Đeo kính đúng độ là cách vừa giúp cải thiện thị lực của người bệnh một cách tốt nhất vừa có thể ngăn ngừa sự gia tăng độ cận thị. Việc đeo kính không đúng độ có thể làm tăng độ cận thị rất nhanh.
    • Cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc một thời gian giúp mắt thư giãn, lúc này bạn nên tập một số bài tập cho mắt sẽ có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa cận thị nặng.
    • Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho mắt như thực phẩm giàu vitamin A, thực phẩm giàu caroten…, giúp cải thiện sức khỏe của mắt và giúp mắt sáng khỏe hơn.
    • Khám mắt thường xuyên: Khi bị cận thị, bạn hãy chú ý đi khám mắt thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá mức độ cận thị, tình trạng cận thị, biến chứng cận thị…, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp, kịp thời. để ngăn ngừa cận thị ngày một nặng hơn.
    Xem thêm  Mách bạn cách bấm huyệt chữa viêm xoang hiệu quả

    Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi cận thị bao nhiêu độ là nặng cũng như một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải do cận thị nặng và hướng điều trị cơ bản cho người bệnh. Nếu bạn vẫn còn một số thắc mắc, băn khoăn thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể và đầy đủ hơn nhé.

    Thuý Nguyễn

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img