More
    HomeSống KhỏeCách khắc phục tình trạng nổi mày đay hậu Covid

    Cách khắc phục tình trạng nổi mày đay hậu Covid

    - Advertisement -spot_img


    Covid không những tác động đến hệ hô hấp mà còn khiến sức khỏe người bệnh yếu đi, mất sức đề kháng dẫn đến dễ mắc các bệnh hậu Covid. Qua bài viết hôm nay, mời bạn tham khảo cách khắc phục, chữa trị bệnh nổi mày đay sau khi điều trị Covid-19 nhé.

    Nổi mày đay hậu Covid là gì?

    Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona gây nên bắt đầu bùng nổ từ tháng 12 năm 2019 và hiện tại vẫn đang không ngừng biến đổi, khắc chế với các biện pháp bảo vệ và xâm nhập vào cơ thể khiến người bệnh có nhiều triệu chứng nặng như khó thở, thở mất sức, nôn ói liên tục,…

    Đại dịch này xuất hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc với số lượt người mắc và tử vong tăng nhanh chóng mặt, khiến cho các nhà khoa học, y học hiện đại không khỏi đau đáu tìm cách khắc phục.

    Riêng về vấn đề da liễu, nổi mày đay hậu Covid (hay còn gọi là phát ban hậu Covid) là một vấn đề khá phức tạp. Theo các bác sĩ da liễu nhận định, bệnh mày đay là loại bệnh khiến cơ thể có triệu chứng rối loạn da không đồng đều và có khá nhiều dạng mày đay khác nhau.

    Mày đay được phân loại thành mày đay cấp tính hay mày đay mãn tính, điều này còn tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh. Mày đay hậu Covid có thời gian giới hạn khỏi bệnh dưới 6 tuần là mày đay cấp tính còn ngược lại, nếu nhiều hơn 6 tuần là mày đay mãn tính.

    Cách khắc phục tình trạng nổi mày đay hậu Covid 1

    Mày đay hậu Covid là các nốt sần với kích thước khác nhau

    Vì sao sau khi điều trị Covid lại bị phát ban hậu Covid?

    Hiện nay, theo ghi nhận thì có khoảng 200 triệu chứng khác nhau liên quan đến hội chứng các bệnh hậu Covid, đặc biệt là ở những bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị hồi sức tích cực, người già, trẻ nhỏ hay người có tiền sử bệnh nền.

    Xem thêm  Tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp Amlodipin và những điều cần lưu ý

    Người nhiễm Covid-19 có thời gian khỏi bệnh khác nhau nhưng điều này không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các hội chứng hậu Covid như ho kéo dài, khó thở, ngực nặng nề, rụng tóc, mất ngủ, ăn không ngon miệng,… trong đó số người mắc mày đay Covid có số lượng khá lớn.

    Nổi mày đay là bệnh lý da liễu làm xuất hiện những nốt sần bao quanh chúng là những vùng da đỏ ửng và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bị. Các nốt sần ngứa trên da này có thể tồn tại khoảng từ 30 phút đến 36 giờ đồng hồ và kích thước dao động từ 1mm lên đến vài cm, có dấu hiệu sưng đỏ và khi ấn vào thì mất màu.

    Cách khắc phục tình trạng nổi mày đay hậu Covid 2

    Nốt mày đay gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bị

    Đặc trưng nổi bật của phát ban hậu Covid là hệ thống các mạch máu bị giãn ra và xung huyết, tăng tính thấm. Tùy vào tình trạng mỗi người mà mày đay có thể hoặc không xuất hiện hiện tượng phù mạc, sưng phù gây đỏ ửng trên da, ít ngứa nhưng lại đem đến cảm giác bỏng rát bất thường.

    Sự xuất hiện của các quầng màu hồng quanh nốt sần trên da được nhận định là sự nhạy cảm của các tương bào tạo nên có khả năng phóng thích histamine và một số chất trung gian khác khiến bề mặt da sưng tấy, ửng đỏ.

    Trước đây, nhiều chuyên gia nhận định mày đay được tạo nên là do phản ứng của một số loại thuốc điều trị Covid. Tuy nhiên lại có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng này thậm chí còn xuất hiện trước cả khi bệnh nhân dùng thuốc.

    Xem thêm  Ngâm rượu gì tốt cho người tiểu đường? Cách uống rượu an toàn cho bệnh nhân tiểu đường

    Hiện nay, ý kiến của các nhà khoa học đang nghiêng về hướng mày đay hậu Covid gây nên bởi phản ứng của kháng viêm toàn thân khi có vi rút lạ xâm nhập làm giải phóng nhiều cytokine và chất gây hoạt hóa tế bào mast.

    Chữa mày đay hậu điều trị Covid bằng thuốc gì?

    Thuốc kháng viêm Histamine

    Thuốc kháng viêm Histamine là một trong những loại thuốc có khả năng điều trị bệnh mày đay hậu Covid hiệu quả và được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Ngoài trị bệnh mày đay thì loại thuốc này còn giúp điều hòa, giảm các bệnh dị ứng thông thường.

    Nguyên tắc khi lựa chọn thuốc kháng sinh Histamine cũng giống như một số loại thuốc kháng sinh khác ở người mắc mày đay, phát ban sau quá trình điều trị Covid. Thuốc kháng sinh Histamine có sẵn trên thị trường nhiều và dễ dàng tìm mua tại các hệ thống nhà thuốc lớn, uy tín.

    Trước khi sử dụng cần lưu ý loại thuốc kháng sinh này có khả năng gây ra chứng suy giảm khả năng vận động và hệ thống thần kinh, bạn cần xem xét kỹ, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

    Cách khắc phục tình trạng nổi mày đay hậu Covid 3

    Sử dụng thuốc kháng viêm làm giảm triệu chứng của phát ban

    Thuốc ức chế khả năng miễn dịch

    Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chính thức cho thấy thuốc ức chế khả năng miễn dịch có thể điều trị mày đay hậu Covid. Tuy nhiên đã có một số tài liệu khoa học cho thấy rằng loại thuốc này có khả năng điều trị tình trạng ức chế miễn dịch trong một số bối cảnh nguy cấp. Chính vì vậy mà bạn cần cẩn thận tuyệt đối khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị mày đay hậu Covid.

    Xem thêm  Cách bảo quản hàu sống ăn dần không bị tanh

    Một số loại thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Mycophenolate hay Cyclosporine là loại thuốc có thể sử dụng cho người bị phát ban hậu Covid mà không đáp ứng các tiêu chuẩn điều trị. Lưu ý quan trọng là chỉ nên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị bệnh mày đay ở liều lượng thấp nhất để hạn chế khả năng gây ra tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.

    Đồng thời, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị thì người bệnh cũng cần cách ly tuyệt đối với những nơi đông người để tránh nguy cơ xảy đến nhiễm trùng cơ hội.

    Mày đay hậu Covid không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm hậu Covid mà người bệnh cần hết sức cẩn trọng. Ngoài ra dù đã khỏi bệnh nhưng cũng không nên lơ là khiến bệnh tái nhiễm, thậm chí trở nặng hơn trước, vô cùng nguy hiểm.

    Nếu nhận thấy có dấu hiệu của phát ban hậu Covid, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế đề được thăm khám và điều trị dứt điểm sớm nhé. Bên cạnh đó, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mày đay tại nhà, tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

    Hồng Nhung 

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp 



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img