More
    HomeSống KhỏeCách khắc phục dị ứng mực xăm môi hiệu quả nhất

    Cách khắc phục dị ứng mực xăm môi hiệu quả nhất

    - Advertisement -spot_img


    Việc bị dị ứng mực xăm môi có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đây cũng là tình trạng thường gặp với những biểu hiện cụ thể, dễ nhận biết nên bạn cần có cách khắc phục hiệu quả, tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ trên môi.

    Vì sao bị dị ứng mực xăm môi?

    Trước khi đến với cách xử lý khi bị dị ứng mực xăm, hãy cùng tìm hiểu thêm nguyên nhân nào gây ra tình trạng này. Vậy xăm môi là gì? Phương pháp làm đẹp xăm môi là cách sử dụng kim chuyên dụng và màu mực xăm môi để cải thiện sắc tố đôi môi, đem đến sắc môi tươi tắn, hồng hào tự nhiên và tràn đầy sức sống hơn. Hiện nay, công nghệ làm đẹp xăm môi đang được rất nhiều người đón nhận nhiệt tình bởi hiệu quả mà nó đem lại.

    Tình trạng dị ứng thường là do cơ địa không thích hợp với một số chất nào đó có trong mực xăm môi gây nên. Mặc dù nghiêng về lý do khách quan nhưng tình trạng dị ứng mực xăm môi cũng khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng, phân vân có nên xăm môi hay không.

    Cách khắc phục dị ứng mực xăm môi hiệu quả nhất 1

    Dị ứng mực xăm môi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

    Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bị dị ứng mực xăm môi được cho là tác động của vi khuẩn Mycobacterium. Đây là một loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào dưới da trong quá trình thực hiện xăm môi, làm da có dấu hiệu viêm nhiễm chỉ trong một thời gian rất ngắn. Vậy vì sao loại vi khuẩn nguy hiểm này lại xâm nhập được vào dưới da?

    • Do dụng cụ thực hiện xăm môi không đảm bảo về độ an toàn, không được vô trùng, khử khuẩn đúng, đầy đủ quy trình theo như quy định y khoa về thẩm mỹ.
    • Kim xăm sử dụng cùng lúc nhiều người khiến vi khuẩn có điều kiện lây lan, xâm nhập từ người này đến người khác, dẫn đến bị dị ứng mực xăm môi.
    • Chuyên viên thực hiện xăm môi không đảm bảo kỹ thuật đúng, tay nghề chưa vững, không điều chỉnh đúng, đều độ nông, sâu của kim xăm làm da bị tổn thương khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
    Xem thêm  Xét nghiệm triglycerid để làm gì? Triglycerid như thế nào là an toàn?

    Ngoài những nguyên nhân chính nói trên, cơ địa mỗi người khác nhau nên tình trạng dị ứng khác nhau cũng là nguyên nhân vì sao bạn bị dị ứng mực xăm. Quy trình chăm sóc môi tại nhà không đảm bảo, ăn uống không kiêng khem theo hướng dẫn của bác sĩ, không vệ sinh môi thường xuyên, đúng cách,… Tất cả đều có thể là nguyên nhân làm môi bị dị ứng với mực xăm môi.

    Dấu hiệu nhận biết dị ứng mực xăm môi

    Biết và nhận thức sớm các dấu hiệu dị ứng mực xăm sẽ giúp bạn có cách xử lý kịp thời, hạn chế khả năng viêm nhiễm lây lan rộng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe đôi môi. Nếu bạn chưa biết nhận biết dị ứng với mực xăm môi bằng cách nào, hãy tham khảo ngay những triệu chứng thường gặp sau:

    • Da môi có dấu hiệu bị bong tróc bất thường, đặc biệt là mỗi khi để môi chạm nước. Tình trạng này có thể diễn ra trong một thời gian dài và bạn không nhận thấy có dấu hiệu tiến triển, thậm chí ngày một nặng nề hơn.
    • Nhận thấy sưng môi, có thể kèm theo bầm tím, môi căng tức, màu đỏ đậm như bị tụ máu dưới môi.
    • Có cảm giác môi ngứa ngáy khó chịu.
    • Môi bị sưng đau, nhất là khi chạm vào.
    • Da môi phồng rộp và xuất hiện những nốt mụn mủ, mụn nước màu trắng cũng là dấu hiệu bị dị ứng mực xăm môi.
    Xem thêm  Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành như thế nào để nhanh phục hồi?

    Cách khắc phục dị ứng mực xăm môi hiệu quả nhất 2

    Khi bị dị ứng mực xăm, môi có dấu hiệu lở loét, viêm nhiễm

    Cách xử lý khi bị dị ứng với mực xăm môi đúng nhất 

    Sau khi biết được nguyên nhân cũng như dấu hiệu bị dị ứng mực xăm môi, bạn nên xử lý như thế nào để hiệu quả, an toàn, kịp thời nhất, giảm biến chứng nguy hiểm với môi? Dưới đây là những cách khắc phục khi bị dị ứng mực xăm bạn không nên bỏ qua.

    Đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị

    Nhiều người khi nhận thấy mình bị dị ứng mực xăm môi thì tự ý đi mua thuốc dị ứng về để uống hoặc bôi mà không có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với cơ thể. Đầu tiên, dị ứng mực xăm không giống với các chứng dị ứng khác, đặc biệt có kèm theo viêm nhiễm, sưng tấy nên vô cùng nguy hiểm. Tiếp theo, tự ý sử dụng thuốc có thể làm tình trạng dị ứng nặng hơn.

    Ngay khi phát hiện mình bị dị ứng mực xăm, bạn cần liên hệ đến bác sĩ da liễu, đặt lịch khám sớm nhất. Các bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật sẽ giúp bạn điều trị dị ứng hiệu quả hơn thông qua thăm khám và xét nghiệm, kê đơn thuốc uống chuẩn và có phác đồ điều trị thích hợp nhất với mỗi người.

    Uống thuốc đúng giờ theo đơn thuốc được kê

    Như đã nói ở trên, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc tây về uống khi nhận thấy bản thân bị dị ứng với mực xăm môi vì điều này vô cùng nguy hiểm, có thể vô tình khiến môi bị dị ứng nặng hơn. Vì thế, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và uống thuốc đầy đủ, đúng giờ theo đơn thuốc được kê là biện pháp xử lý dị ứng mực xăm môi hiệu quả nhất.

    Xem thêm  Lipoprotein: "Chìa khóa vàng" cho sức khỏe tim mạch

    Khi sử dụng đúng thuốc, đúng tình trạng dị ứng, mực xăm môi sẽ được đào thải một cách từ từ, tình trạng viêm nhiễm trên môi cũng được cải thiện qua từng ngày, giúp bạn nhanh chóng phục hồi.

    Dưỡng ẩm môi nhẹ nhàng

    Khi bị dị ứng mực xăm, người bệnh thường có cảm giác môi sưng tấy rất khó chịu. Một vài trường hợp còn bị bong tróc, khô, nứt nẻ gây đau đớn. Vậy cần xử lý dị ứng mực xăm như thế nào?

    Cách khắc phục dị ứng mực xăm môi hiệu quả nhất 3

    Bạn nên chọn loại son dưỡng lành tính, an toàn cho môi xăm, phun

    Khi này, kết hợp với thuốc uống được bác sĩ kê đơn, bạn nên sử dụng thêm những sản phẩm dưỡng môi có công dụng làm dịu, phục hồi và chống viêm nhiễm càng tốt. Thành phần các loại son dưỡng vào giai đoạn môi đang nhạy cảm này cũng cần đảm bảo độ lành tính, không chứa hóa chất, dầu khoáng, chất hóa học gây hại cho môi.

    Hy vọng với những chia sẻ trên đây về dị ứng mực xăm môi và cách khắc phục hiệu quả, bạn đã biết mình nên làm gì khi bị dị ứng sau quá trình thực hiện phun, xăm môi. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở môi, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất để được tư vấn điều trị kịp thời, bạn nhé!

    Hồng Nhung

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img