More
    HomeSống KhỏeCách giải ngộ độc paracetamol cho người bệnh

    Cách giải ngộ độc paracetamol cho người bệnh

    - Advertisement -spot_img


    Thuốc chứa hoạt chất paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt được sử dụng rộng rãi và có thể mua ở hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, paracetamol vẫn có thể gây ngộ độc khi người bệnh lạm dụng thuốc, dùng quá liều.

    Nguyên nhân gây ra ngộ độc paracetamol

    Thuốc giảm đau có chứa paracetamol thường được sản xuất dưới dạng viên nén, viên sủi hoặc siro với nhiều tên gọi khác nhau. Đây là một trong những loại thuốc giảm đau ít tác dụng phụ nên được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các cơn đau nhẹ và vừa, đồng thời giúp hạ nhiệt độ cơ thể trong trường hợp sốt do cảm lạnh, cảm cúm.

    Do tính phổ biến và không phải là thuốc kê đơn nên người bệnh thường tự mua về sử dụng không đúng liều lượng, quá liều dẫn đến ngộ độc thuốc. Nhiễm độc paracetamol có thể xảy ra trong các trường hợp như:

    • Khoảng cách giữa các liều quá ngắn;
    • Uống paracetamol kéo dài;
    • Uống quá liều lượng cho phép;
    • Uống đồng thời một số loại thuốc giảm đau có chứa paracetamol.

    Ngộ độc paracetamol ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, trường hợp nặng có thể gây hoại tử gan và có thể gây tử vong. Khi paracetamol di chuyển đến gan, nó sẽ chuyển hóa thành vô số dạng khác nhau. Trong đó khoảng 4% paracetamol chuyển hóa thành Acetyl benzoquinonimin, một chất có khả năng gây độc cho gan.

    May mắn thay, trong gan có glutathione giúp chuyển hóa acetyl benzoquinonimin thành chất không độc và đào thải chúng ra ngoài nên cơ thể không bị ảnh hưởng nếu dùng thuốc đúng liều lượng. Khi dùng quá liều, glutathione không đủ để giải độc, khiến Acetyl benzoquinonimin tích tụ trong gan, dẫn đến tế bào gan bị phá vỡ, hoại tử, thậm chí có thể hôn mê và tử vong.

    Xem thêm  Miếng dán hoặc sủi giảm cân có tác dụng không?

    Giải đáp Cách giải ngộ độc paracetamol cho người bệnh 1

    Uống quá liều lượng paracetamol cho phép có thể dẫn đến ngộ độc

    Những người dễ bị ngộ độc paracetamol

    Mặc dù đã sử dụng paracetamol liều thấp hơn nhưng vẫn có nguy cơ ngộ độc như:

    • Bệnh nhân nghiện rượu;
    • Bệnh nhân suy dinh dưỡng;
    • Bệnh nhân đang điều trị lâu dài với: Carbamazepine, primidone, rifampicin, isoniazid,…

    Giải đáp Cách giải ngộ độc paracetamol cho người bệnh 2

    Người nghiện rượu rất dễ có khả năng ngộ độc paracetamol

    Các triệu chứng bị ngộ độc paracetamol

    Các triệu chứng ngộ độc paracetamol được chia thành giai đoạn cụ thể như sau:

    Giai đoạn 1: Sau khi uống từ nửa giờ đến 24 giờ, với các biểu hiện chán ăn, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, khó đi lại, có khả năng tăng GOT hoặc GPT.

    Giai đoạn 2: 24 giờ đến 72 giờ sau khi uống, với các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, nôn ở giai đoạn 1, có thể xuất hiện đau hạ sườn phải. GOT, GPT hiện tiếp tục tăng. Bilirubin có thể tăng. Mức Prothrombin có thể giảm. Thận có thể bị suy giảm một số chức năng.

    Giai đoạn 3: 72 đến 96 giờ sau khi uống, lúc này hoại tử tế bào gan xuất hiện, kèm theo vàng da, rối loạn đông máu, suy thận và bệnh não gan. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể tử vong nếu không may bị biến chứng do suy đa tạng.

    Giai đoạn 4: Sau uống từ 4 đến 14 ngày, ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân còn sống thì chức năng gan sẽ hồi phục hoàn toàn và sau 30 ngày tổ chức gan lành trở lại. Nếu như bệnh nhân bị ngộ độc nặng thì thời gian gan phục hồi có thể kéo dài hơn.

    Xem thêm  Bong gân cổ chân cấp độ 1 và những điều bạn nên biết

    Giải đáp Cách giải ngộ độc paracetamol cho người bệnh 3

    Sau khi uống từ nửa giờ đến 24 giờ, với các biểu hiện chán ăn, buồn nôn

    Cách xử lý khi bị ngộ độc paracetamol

    Khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu, việc đầu tiên bác sĩ phải làm là ổn định tình trạng bệnh nhân, nhất là về hô hấp, tuần hoàn và thần kinh.

    Đào thải chất độc ra khỏi cơ thể

    Nếu bệnh nhân đã uống thuốc có chứa paracetamol trong vòng một giờ, các biện pháp gây nôn sẽ được áp dụng. Nếu bệnh nhân dùng thuốc trong vòng 6 giờ, cần tiến hành rửa dạ dày. Sau khi gây nôn hoặc rửa dạ dày, dùng than hoạt với liều 1g/kg, phối hợp với sorbitol liều tương đương.

    Sử dụng thuốc giải độc

    Bệnh nhân sớm khẩn cấp, không bị viêm gan hoặc viêm gan nhẹ sẽ được kê đơn thuốc giải độc, N Acetylcysteine, NAC – là bài thuốc giải độc đơn giản nhưng rất hiệu quả, giúp tránh hoặc cải thiện tình trạng viêm gan, suy gan, giảm tỷ lệ phù não, giảm sử dụng thuốc vận mạch và giảm nguy cơ tử vong.

    Một số biện pháp điều trị khác

    • Bù nước, điện giải cho bệnh nhân.
    • Bệnh nhân kém ăn do nôn ói có thể dùng thuốc chống nôn, truyền glucose 10 – 20% cho ăn.
    • Nếu viêm gan xảy ra, thì thường sẽ tiến hành điều trị ngay theo những nguyên tắc chung.
    • Các trường hợp suy thận cấp cần được điều trị theo nguyên tắc chung.

    Giải đáp Cách giải ngộ độc paracetamol cho người bệnh 4

    Bù nước, điện giải cho bệnh nhân

    Một số cách phòng tránh tình trạng này

    Để tránh ngộ độc paracetamol do dùng quá liều thuốc giảm đau và hạ sốt, cần lưu ý những điều sau:

    • Nếu bạn bị cảm, sốt nhẹ (dưới 38,5oC), không có triệu chứng đau đớn thì không được dùng paracetamol.
    • Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thì không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc có chứa paracetamol.
    • Khi sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như thành phần của thuốc, vì nhiều loại thuốc có chứa paracetamol.
    • Khi uống thuốc giảm đau có chứa paracetamol không được uống rượu, bia vì nguy cơ tổn thương gan rất cao.
    Xem thêm  Giải pháp cho người ngồi máy tính nhiều

    Dùng paracetamol như thế nào là phù hợp?

    Sử dụng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc lời khuyên của bác sĩ kê đơn, uống đúng liều lượng và uống thêm nước. Thuốc có thành phần chính là paracetamol, liều khuyến cáo cho người lớn là 4 – 6 viên/ngày (hàm lượng paracetamol 500mg/viên). Tốt nhất chỉ nên uống 4 viên trong 24 giờ.

    Giải đáp Cách giải ngộ độc paracetamol cho người bệnh 5

    Thuốc có thành phần chính là paracetamol, liều khuyến cáo cho người lớn là 4 – 6 viên/ngày

    Ngộ độc paracetamol ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.  Nếu bệnh nhân sau khi sử dụng paracetamol theo đúng liều lượng quy định mà tình trạng sốt hoặc giảm đau không thuyên giảm thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử trí thêm.

    Nga Linh

    Nguồn Tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img