Tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ mang thai không phải hiếm gặp và việc kiểm soát mức đường huyết là rất quan trọng vì đường huyết của mẹ tăng cao có thể gây ra một số dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy chăm sóc phụ nữ mang thai mắc tiểu đường tuýp 2 như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tham khảo thực đơn dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đường huyết trong thai kỳ. Thông qua đó làm hạn chế các ảnh hưởng không tốt do tình trạng tăng đường huyết gây ra với sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ và sau khi chào đời. Có đến 70 – 85% trường hợp tiểu đường thai kỳ có thể cân bằng lại mức đường huyết đáng kể nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống. Các mẹ cần lưu ý về lượng carbohydrate và chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể hàng ngày.
Thực phẩm nên ăn:
- Thịt nạc, cá, đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.
- Các loại thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, gạo lứt, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
- Ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo không làm tăng đường máu lên quá cao, sau khi ăn và cũng không để đường máu hạ quá thấp lúc xa bữa ăn. Trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ.
Lưu ý:
- Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.
Thực phẩm nên hạn chế:
- Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
- Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,…
- Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
- Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê,…
Chế độ tập luyện
Nếu chăm chỉ vận động điều độ, nhẹ nhàng trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp các mẹ bầu tiêu hao nhiều glucose mà tuyến tụy không phải “cật lực” sản xuất ra nhiều insulin. Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng kháng insulin mà rất nhiều mẹ bầu đang gặp phải.
Thông thường glucose sẽ dễ tăng cao sau ăn nên mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ nên vận động nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút sau khi ăn 1 giờ (nếu không có chống chỉ định).
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ là rất cần thiết để kiểm soát tốt đường huyết trước và trong thai kỳ.
- Kiểm soát đường huyết trước khi mang thai: khi thăm khám, bác sĩ sẽ giúp bạn ra kế hoạch kiểm soát mức đường huyết trước khi mang thai (nếu chưa có).
- Kiểm soát bệnh tiểu đường trong khi mang thai: thai phụ bị tiểu đường cần thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn theo lịch đã đề ra. Trong các lần thăm khám định kỳ như vậy, mẹ bầu sẽ được kiểm tra mức glucose và thực hiện các xét nghiệm khác nhau.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tự theo dõi chỉ số đường huyết từ 4 – 6 lần/ngày vào lúc trước, sau ăn và cả trước khi ngủ để điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập sao cho hợp lý và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm chăm sóc bản thân, tự tin có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, mẹ hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.