Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Dưới đây là những điều cơ bản cần biết về căn bệnh này:
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori): Đây là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Chế độ ăn uống chứa nhiều hợp chất nitrat : Ăn nhiều thức ăn muối chua, hun khói, hoặc chế biến sẵn có thể tăng nguy cơ.
- Yếu tố di truyền: Gia đình có người mắc ung thư dạ dày tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
- Tiền sử bệnh lý: Người đã từng mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét, viêm dạ dày mãn tính cũng có nguy cơ cao.
Triệu chứng
Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau bụng: Đau không rõ nguyên nhân, đặc biệt là sau khi ăn.
- Giảm cân không rõ lý do: Sụt cân mà không do chế độ ăn kiêng hoặc tập luyện.
- Buồn nôn và nôn: Đặc biệt là nôn ra máu.
- Ăn mất ngon:Cảm giác no nhanh chóng sau khi ăn ít.
- Khó nuốt: Đặc biệt khi khối u lớn dần và gây cản trở thực quản.
Chẩn đoán
Nội soi dạ dày: Phương pháp này cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong dạ dày và lấy mẫu sinh thiết nếu cần thiết.
Xét nghiệm máu: Kiểm tra sự hiện diện của các dấu hiệu ung thư.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Để xác định mức độ lan rộng của ung thư.
Điều trị
Phẫu thuật: Phương pháp phổ biến nhất, bao gồm việc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
Xạ trị: Sử dụng tia X hoặc các tia bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm trúng đích: Sử dụng các thuốc đặc biệt để tấn công các phân tử liên quan đến sự phát triển của ung thư.
Phòng ngừa
Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau quả giàu vitamin C, E, Beta caroten giúp ngăn ngừa quá trình chuyển hóa tạo nitrat và các sản phẩm chuyển hóa của nitơ, hạn chế thức ăn chế biến sẵn, muối chua và hun khói.
Khám sức khỏe định kỳ: Đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao.
Ngừng hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Điều trị H. pylori: Nếu bị nhiễm vi khuẩn này, nên điều trị để giảm nguy cơ ung thư. Điều trị: Điều trị H.P được khuyến cáo kết hợp với điều trị viêm dạ dày- Thuốc ức chế bơm proton H+ kết hợp với 2 trong 3 loại thuốc (Amoxicillin, Clarithromycin và Metronidazole). Nếu việc điều trị này mà không thành công thì sẽ dùng: thuốc ức chế bơm proton H+, metronidazole, tetracycline kết hợp với thuốc Bismuth).
Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm thường xuyên, không kiểm soát.
Lời khuyên
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày, nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể cải thiện cơ hội sống sót và giảm các biến chứng nghiêm trọng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày
Giai đoạn trước ngày hóa chất
- Nguyên tắc dinh dưỡng:
- Ăn đủ: Đủ năng lượng, đủ nhóm dưỡng chất (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng);
- Ăn đa dạng các thực phẩm dễ tiêu hóa và dễ hấp thu;
- Số lượng bữa ăn: Ít nhất 6 bữa /ngày;
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, hải sản, gan, súp lơ, bí đỏ… nên nhai kỹ trước khi nuốt.
- Các loại thực phẩm nên dùng:
- Tăng cường các loại thực phẩm cao năng lượng, nhiều đạm dễ hấp thu như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…;
- Lựa chọn thực phẩm nhuận tràng, chống táo bón như: rau mồng tơi, rau dền, khoai lang, đu đủ chín…;
- Thức ăn giảm dịch vị như: gạo, mì, mật ong…;
- Tăng cường các loại rau, hoa quả giàu vitamin A, C, E có khả năng chống oxy hóa như: cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau ngót…;
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm như: sò, hàu, tôm, cua, bí ngô, hạt vừng… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Các loại thực phẩm hạn chế dùng:
- Các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn sẵn, nhiều chất bảo quản, chế biến ở nhiệt độ cao như: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, đồ xào rán…;
- Các loại thức ăn lên men như: dưa muối, cà muối…;
- Các loại củ mọc mầm, thức ăn bị nấm mốc như: khoai tây, lạc, đỗ…;
- Các chất kích thích và đồ uống có gas như: rượu, bia, thuốc lá, cafe…
Giai đoạn trong hóa chất (trong và sau hóa chất 1- 3 ngày)
Giai đoạn này người bệnh ăn uống kém, mệt mỏi: Nên cho người bệnh ăn nhiều bữa, ăn thức ăn mềm lỏng, bổ sung thêm các bữa phụ bằng nước cháo muối, nước hoa quả, sữa chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư….
Tuy nhiên, người bệnh bị ảnh hưởng từ các tác dụng phụ của hóa chất rất nhiều. Vì vậy cách khắc phục các triệu chứng đó là:
- Bệnh nhân buồn nôn, nôn:
- Nên chọn các thực phẩm thanh đạm như: Bột ngó sen, bột ngũ cốc…;
- Ăn thức ăn ít mùi, nguội;
- Ăn sau 30 phút từ khi uống thuốc chống nôn;
- Không để tình trạng quá đói hoặc quá no;
- Uống nước gừng, ngậm lát gừng tươi.
- Đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu:
- Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu như: Nước cam, nước cháo, nước gừng.…
- Chán ăn:
- Ăn đa dạng, thay đổi món ăn thường xuyên;
- Tạo cảm giác vui vẻ khi ăn, trình bày món ăn bắt mắt để kích thích các giác quan khi ăn;
- Vận động nhẹ: 15 phút/ngày.
- Bệnh nhân toàn thân mất sức lực, chân tay uể oải, choáng đầu,hoa mắt:
- Nên cho bệnh nhân yên tĩnh, ngủ đủ giấc;
- Bổ sung các thực phẩm ích khí dưỡng huyết như: Gà tần,hạt sen, thịt chim, nhân sâm.
- Bệnh nhân sốt cao:
- Bổ sung nước lọc ấm, không nên uống nước đá lạnh;
- Ăn thức ăn lỏng như: Soup, bún, phở, thức ăn loãng cùng thịt lợn, bò, gà;
- Nước hoa quả, sinh tố như: Cam, bưởi…;
- Ăn các loại rau xanh như: Cà chua, mồng tơi, rau muống…;
- Bổ sung thêm sữa chua.
- Hạ bạch cầu:
- Ăn đủ khẩu phần, đủ chất dinh dưỡng;
- Tăng cường các thực phẩm có tính kháng khuẩn như: Gừng, bắp cải, diếp cá, mật ong, nghệ.…
- Hạ hồng cầu:
- Tăng cường thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, gan, tim động vật…;
- Đồng thời bổ sung các thực thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu sắt như: các loại rau xanh đậm màu, cam, bưởi.…
Giai đoạn sau hóa chất (từ ngày thứ 4 sau ngày hóa chất)
Giai đoạn này người bệnh có cảm giác ăn uống trở lại nên tăng cường các thực phẩm cao năng lượng, dễ hấp thu như: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm…và chế biến theo khẩu vị của người bệnh;
Tiếp tục duy trì các nguyên tắc dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm giống giai đoạn trước ngày hóa chất.
Ngoài tuân thủ chế độ điều trị thuốc của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân cần luyện tập vận động nhẹ nhàng khoảng 15-30 phút/ngày để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Những điều lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày
Chế độ dinh dưỡng:
Nếu bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật ung thư dạ dày, những ngày đầu sau phẫu thuật sẽ chưa có nhu động ruột nên được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho ăn theo đường nào và khi nào thì có thể tiến hành ăn được.
Trong những ngày đầu được ăn, bệnh nhân cần:
- Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, loãng (cháo, súp, canh), sau đó có mức độ đặc dần.
- Nhai kỹ.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ (5 – 6 bữa/ngày).
- Nếu muốn ăn đồ ngọt, bệnh nhân ung thư dạ dày cần ăn thêm một số thức ăn mặn dễ tiêu hoá và khống chế tốc độ ăn.
- Ăn xong, tốt nhất là nằm nghỉ 15 – 20 phút.
Lưu ý, bệnh nhân cần tránh:
- Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và đặc biệt là không ăn nhiều dưa muối, cà muối.
- Đồ ăn hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng). Rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày.
Theo dõi các biến chứng
Các phương pháp điều trị đều có thể có những tác dụng phụ, biến chứng. Điều quan trọng là người nhà bệnh nhân cần theo dõi sát sao, nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng ở vết mổ, đầy hơi, chướng bụng… cần báo ngay cho bác sĩ để khắc phục kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời phải định kỳ đi kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra sự tái phát hoặc di căn của ung thư.
Hầu hết các bác sĩ khuyên bệnh nhân theo dõi sức khỏe cẩn thận, khám thể chất và xem xét các triệu chứng 3 – 6 tháng/lần trong những năm đầu tiên, sau đó ít nhất 1 năm/lần. Đồng thời cũng nên làm các xét nghiệm. Bệnh nhân không cần chụp cắt lớp thường xuyên mỗi lần đến khám, nhưng nên chụp nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ.
Hỗ trợ tâm lý
Lắng nghe và thông cảm
Tư vấn tâm lý
Hoạt động giải trí
Chế độ nghỉ ngơi
Bệnh nhân ung thư dạ dày cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh, lao động quá sức. Đặc biệt, trong tuần đầu sau phẫu thuật bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại.
Tuân thủ điều trị
Lịch hẹn bác sĩ
Ghi chú triệu chứng
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.