Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Ung thư dạ dày đứng top 4 trong các bệnh ung thư ở Việt Nam.
Khái quát về bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường và mất kiểm soát, hình thành các khối u. Bệnh có thể di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Globocan năm 2020, Việt Nam có 16.000 ca mắc mới ung thư dạ dày mỗi năm, với tỷ lệ tử vong cao.
Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. Còn được gọi là ung thư biểu mô, là giai đoạn sớm của ung thư dạ dày. Bệnh nhân không có nhiều biểu hiện bất thường, rất khó được phát hiện.
- Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Hoặc, khối u đã xâm lấn vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn 2 có dấu hiệu tương tự như giai đoạn 1 nhưng đã ăn qua lớp cơ niêm. Giai đoạn này có tên gọi là ung thư dưới cơ niêm. Có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc.
- Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ.
- Hoặc khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã phát triển vào hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Có thể xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Khối u đã chắc chắn xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ.
- Khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài.
- Hoặc khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách.
- Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối này các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể, nguy cơ tử vong cao.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Tùy thuộc vào triệu chứng, giai đoạn, mức độ của bệnh trong cơ thể của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình và phương pháp điều trị phù hợp. Mỗi phương thức điều trị đều có các mặt mạnh và các mặt yếu khác nhau. Các phương pháp chữa ung thư dạ dày chính bao gồm:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu cho ung thư dạ dày, đặc biệt khi khối u còn nằm trong giai đoạn sớm. Các loại phẫu thuật bao gồm:
-
- Cắt bỏ dạ dày một phần (Partial Gastrectomy): Loại bỏ phần dạ dày chứa khối u.
- Cắt bỏ toàn bộ dạ dày (Total Gastrectomy): Loại bỏ toàn bộ dạ dày và nối thực quản với ruột non để đảm bảo tiếp tục quá trình tiêu hóa.
- Cắt bỏ khối u và các hạch bạch huyết lân cận (curettage)
Hóa trị
Hóa trị sử dụng các thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được sử dụng trước (neoadjuvant) hoặc sau (adjuvant) phẫu thuật để giảm kích thước khối u hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia X hoặc các loại bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả điều trị.
Liệu pháp nhắm trúng đích (Targeted Therapy)
Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng các thuốc hoặc các chất khác để xác định và tấn công các tế bào ung thư mà không gây hại nhiều cho tế bào bình thường. Một ví dụ phổ biến là thuốc Trastuzumab (Herceptin) dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày có HER2 dương tính.
Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy)
Liệu pháp miễn dịch giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư. Pembrolizumab (Keytruda) là một ví dụ của liệu pháp miễn dịch được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày.
Cách chăm sóc cho người bị ung thư dạ dày
Chế Độ Dinh Dưỡng
Đảm bảo bữa ăn cân bằng về dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch cơ thể, giúp người bệnh hồi phục sớm sau phẫu thuật, cũng như đáp ứng tốt các đợt điều trị của bệnh.
Chất Đạm: Chất đạm là nguồn cung cấp năng lượng cho tất cả hoạt động của cơ thể. Nếu cơ thể không đủ chất đạm, sẽ dẫn đến suy giảm mọi chức năng hoạt động. Đặc biệt là suy giảm chức năng miễn dịch, không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Những thực phẩm giàu chất đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, đậu tương, bông cải xanh, rau cải…
Chất Xơ: Bệnh ung thư dạ dày sẽ khiến các chức năng của dạ dày không được hoạt động tốt, mất dần các chức năng cơ bản. Những thực phẩm nhiều chất xơ thấp như: ngũ cốc nguyên cám, bánh mì trắng, lúa mì, đậu, mè, các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối (nên gọt vỏ), các loại rau củ như: khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh (nên luộc, hấp).
Beta-Glucans: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, beta-glucans có thể giúp chống ung thư dạ dày. Các đặc tính chống ung thư của beta-glucans cũng đã được quan sát thấy trong nhiều thử nghiệm trên động vật. Nguồn thực phẩm chứa nhiều beta-glucans như nấm hương, ngũ cốc, yến mạch…
Thực Phẩm Giàu Chất Béo, Sắt, Canxi
- Sắt: Có nhiều trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau xanh, trái cây sấy khô, và thịt đỏ (thịt lợn, bò).
- Vitamin D: Có trong trứng, dầu cá, và bơ.
- Canxi: Có trong bắp cải, cải xanh, trứng, sữa, và phô mai.
Chia Nhỏ và Đa Dạng Bữa Ăn: Sau khi phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn phần dạ dày, bệnh nhân không thể tiếp nhận lượng thức ăn nhiều như bình thường, kèm theo đó là cảm giác chán ăn. Vì thế, chia nhỏ bữa và đa dạng bữa ăn sẽ giúp kích thích sự thèm ăn và đảm bảo bệnh nhân luôn được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng.
Chăm Sóc Tâm Lý
Những người bị ung thư thường có tâm lý lo lắng, bi quan, tiêu cực. Vì thế, cần được động viên, chăm sóc, quan tâm từ người thân, bạn bè để người bệnh luôn có tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng để điều trị bệnh tốt hơn. Khuyến khích người bệnh tập các bài tập nhẹ như yoga, thiền để giảm căng thẳng, làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc hóa trị, xạ trị từ đó nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Theo dõi y tế
Người bệnh cần tuân thủ lịch khám định kỳ và theo dõi sát sao các chỉ số sức khỏe để kịp thời phát hiện những biến chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
Kết Luận
Ung thư dạ dày là một bệnh nguy hiểm nhưng với các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều bệnh nhân có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ về các phương pháp điều trị và cách chăm sóc người bệnh sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.