Bệnh thận giai đoạn cuối còn gọi là suy thận giai đoạn cuối, xảy ra khi bệnh thận mạn tính – mất dần chức năng thận – đạt đến trạng thái tiến triển. Trong suy thận giai đoạn cuối, thận của người bệnh không còn hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách chăm sóc giúp hồi phục sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh ở bài viết dưới đây.
Khái quát về bệnh suy thận giai đoạn cuối
Thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi thận mất khả năng lọc, lượng chất lỏng, chất điện giải và chất thải nguy hiểm có thể tích tụ trong cơ thể người bệnh.
Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng thận của những người bệnh có chức năng ESRD dưới 15% khả năng bình thường, điều này có thể có nghĩa là thận hầu như không hoạt động hoặc hoàn toàn không hoạt động
Suy thận giai đoạn cuối nếu không được điều trị phù hợp sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm trí là tử vong.
Suy thận giai đoạn cuối những biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong
Nguyên nhân của bệnh suy thận giai đoạn cuối
Nguyên nhân phổ biến nhất được cho là gây ra suy thận mạn giai đoạn cuối là do tăng huyết áp và đái tháo đường. Một vài nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến suy thận mạn tính giai đoạn cuối có thể là:
- Do tắc nghẽn lâu dài đường tiết niệu do sỏi thận, một số loại ung thư hoặc tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức.
- Do viêm cầu thận mạn, lupus ban đỏ hệ thống.
- Nước tiểu chảy ngược vào thận khi trào ngược bàng quang – niệu quản.
- Có những bất thường ở ổ bụng bẩm sinh.
Suy thận giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?
Suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Tăng huyết áp
Suy thận có thể gây tăng huyết áp đột ngột. Thận có vai trò tiết ra enzyme giúp điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi suy thận giai đoạn cuối, enzyme này có thể bị kích thích, gây tăng huyết áp.
- Bí tiểu và có thể vô niệu
Người bệnh suy thận đến giai đoạn cuối thì chức năng lọc máu và đào thải chất độc của thận giảm. Lúc này, chất thải sẽ ứ đọng trong cơ thể, làm giảm khả năng tiểu tiện và gây phù nề.
- Vấn đề về xương khớp, thiếu máu, giảm nhu cầu tình dục
Thận có khả năng kích thích tiết hormone trong cơ thể. Vì vậy, người suy thận giai đoạn cuối sẽ bị rối loạn hormone, thay đổi nội tiết tố, dẫn đến các vấn đề về xương khớp, gây thiếu máu hoặc giảm nhu cầu tình dục.
- Biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần
Thận không đảm bảo chức năng sẽ gây rối loạn cân bằng nước – điện giải trong cơ thể, dẫn đến biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần.
Suy thận giai đoạn cuối có thể gây biến chứng tim mạch
Các phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối
- Chạy thận nhân tạo
Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máy sẽ thực hiện một số công việc của thận bằng cách lọc các chất thải, muối và chất lỏng có hại từ máu khôi phục mức điện giải và giúp kiểm soát huyết áp của người bệnh.
Phương pháp này thường được sử dụng ba lần mỗi tuần và mất từ ba đến bốn giờ mỗi lần. Tần suất chạy thận nhân tạo sẽ tùy từng tình trạng của người bệnh.
- Lọc màng bụng
Trong lọc màng bụng, một ống mỏng được đưa vào bụng sẽ lấp đầy khoang bụng của bạn bằng dung dịch lọc máu giúp hấp thụ chất thải và chất lỏng dư thừa. Sau một thời gian, người bệnh cần đến cơ sở y tế lấy dung dịch lọc máu ra, mang theo chất thải.
- Ghép thận
Phẫu thuật ghép thận bao gồm việc cắt bỏ quả thận bị ảnh hưởng của bạn (nếu cần cắt bỏ) và đặt một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng vào cơ thể người bệnh.
Người bệnh có thể phải nằm viện vài ngày đến một tuần. Sau khi xuất viện, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi tiến triển trong quá trình hồi phục. Có thể dùng một số loại thuốc để giúp hệ thống miễn dịch không đào thải quả thận mới và giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, chẳng hạn như nhiễm trùng.
Sau khi ghép thận thành công, quả thận mới sẽ lọc máu và người bệnh không cần phải lọc máu nữa.
- Sử dụng thuốc kê toa
Nếu người bệnh không đủ điều kiện để lọc máu hoặc ghép thận, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhằm kiểm soát và thuyên giảm các triệu chứng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc đơn thuốc phù hợp. Ví dụ như, với trường hợp suy thận mạn chuyển sang giai đoạn cuối do đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, hầu hết toa thuốc đều có:
– Thuốc ức chế men chuyển
– Thuốc chẹn thụ thể angiotensin
Cách chăm sóc cho người bị suy thận giai đoạn cuối
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Bệnh nhân cùng bác sĩ cần xem xét và tính toán cẩn thận, mục đích là đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng, không dư thừa. Vì thế, bạn nên thực hiện chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, dưới đây là một số lưu ý:
- Bổ sung các loại rau chứa ít đạm
Những loại rau được ưu tiên trong thực đơn của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối là rau củ giàu vitamin C, B, K đồng thời hạn chế chất đạm như: dọc mùng, bí đỏ, đu đủ xanh, su su, cần ta, bắp cải, ớt chuông, củ cải đỏ, hành tây,…
- Bổ sung các loại quả ngọt
Các loại quả ngọt sau chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh nhân suy thận, tiểu đường hoặc mắc bệnh ung thư: táo ngọt, xoài, đu đủ chín, dứa, việt quất, nho đỏ,…
- Kiểm soát lượng protein nạp vào
Cơ thể bạn mỗi ngày cần bổ sung bao nhiêu protein thì cần tính toán chính xác để từ đó lựa chọn thực phẩm với hàm lượng phù hợp. Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân nên ưu tiên các loại thực phẩm chứa đạm đồng thời chứa nhiều kali, photpho, natri,… như cá hồi, thịt ức gà, thịt thăn lợn, trứng,…
- Tăng cường ăn các loại hạt
Các loại hạt hoặc sữa từ hạt như: hạt óc chó, kiều mạch, hạt đậu đỏ, hạt macca,… đều chứa hàm lượng chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể, đồng thời giàu sắt, đồng, magie, vitamin B,… tốt cho bệnh nhân suy thận.
Suy thận giai đoạn cuối có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi có dấu hiệu suy thận người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Kết luận
Suy thận giai đoạn cuối có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và ghép thận. Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và duy trì lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Hãy liên hệ với chuyên gia y tế để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.